Liệu Apple có thể cải thiện được Siri?

Liệu Apple có thể cải thiện được Siri?

Liệu Apple có thể cải thiện được Siri?

Trưởng bộ phận AI và machine learning Apple, John Giannandrea.

Hồi tháng 4 vừa qua, Apple công bố đã chính thức thuê được Trưởng bộ phận trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligent) Google, ông John Giannandrea, về để giúp củng cố sức mạnh cho đội ngũ AI của hãng. Đầu tuần này, Người khổng lồ công nghệ của Cupertino xác nhận thông tin mình sẽ sáp nhập hai bộ phận AI và machine learning vào làm một, đồng nghĩa với việc đội machine learning chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển Siri - trợ lý giọng nói trên iOS của Apple vốn đang được coi là yếu thế hơn trước các đối thủ - sẽ nằm dưới sự giám sát và chỉ đạo trực tiếp từ Giannandrea.

Liệu Apple có thể cải thiện được Siri?

Lại nói về John Giannandrea, ký hợp đồng được với ông đã là một thành công lớn của Apple. Thuở còn làm việc tại Google, ông chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động nghiên cứu phát triển trí thông minh nhân tạo, tích hợp sâu AI vào các sản phẩm của Google như công cụ tìm kiếm, Gmail và tất nhiên là trên cả trợ lý giọng nói “cộp mác” Google - Google Assistant.

Động thái công bố từ phía Apple càng cho thấy rằng nhà sản xuất iPhone không còn hài lòng với vị thế “cửa trên” của iPhone và iOS nữa, thay vào đó đang trông cậy vào Giannandrea để nhanh chóng bắt kịp với các đối thủ nặng ký Google Assistant và Amazon Alexa. Trong bức thư gửi tới nhân viên của mình được tờ New York Times báo cáo lại, CEO Tim Cook viết:

“Công nghệ của chúng ta cần phải thấm nhuần những giá trị cốt lõi mà chúng ta tin tưởng. Trên tinh thần đó, John chia sẻ với chúng ta lời cam kết về bảo mật riêng tư cũng như cách tiếp cận tinh tế của Apple với sứ mệnh làm cho máy tính trở nên thông minh hơn và cá nhân hóa hơn nữa”.

Liệu Apple có thể cải thiện được Siri?

Trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, không khó để tưởng tượng sức mạnh của Google và Amazon, và sự thực là trợ lý ảo tới từ hai hãng này đang bỏ xa Siri của Apple tới vài năm phát triển. Google Now ra mắt năm 2012, còn Amazon thì phát hành Alexa trên loa Echo vào 2014, cùng năm Microsoft giới thiệu trợ lý giọng nói của riêng mình - Cortana, tuy nhiên Cortana sớm bị loại khỏi cuộc chơi vì gần như không còn ai dùng smartphone chạy Windows Phone.

Bên cạnh việc xử lý các truy vấn thông thường, trợ lý của Đế chế bán lẻ và Người khổng lồ tìm kiếm còn được tích hợp sâu với công nghệ smart home, chẳng hạn hệ thống ánh sáng và lò sưởi trong nhà, cho phép sử dụng giọng nói để bật lò sưởi hay điều hòa và đèn trước khi chủ nhân về nhà cùng nhiều tiện ích khác.

Tuy nhiên, hồi đầu năm nay Amazon đã dính không ít sự cố, điển hình là việc trợ lý ảo Alexa tự động kích hoạt qua giọng nói trên TV, bí mật ghi âm và chia sẻ file âm thanh thu được. Dù là hiện tượng cực kỳ hiếm xảy ra, nhưng việc này vẫn dấy lên không ít quan ngại về riêng tư và bảo mật.

Nhưng kể cả vậy, trí thông minh “biết tuốt” một cách bí hiểm của Alexa vẫn được đánh giá cao hơn Siri, khi AI của Apple đôi khi còn không thể thực hiện nổi những tác vụ truy vấn đơn giản nhất. Dùng Siri trên iPhone đã từng là thú vui đặc biệt khi Apple lần đầu ra mắt trợ lý ảo của mình trên iPhone 4S, nhưng giờ đây, gần như mỗi lần Siri được kích hoạt, đó chỉ đơn giản là người dùng “lỡ tay” giữ phím nguồn hoặc phím Home mà thôi.

Người dùng thà bỏ ra 10 giây gõ bàn phím vào thanh tìm kiếm của Google để tra cứu thông tin còn hơn cất giọng ra lệnh cho Siri, bởi gần như lúc nào cô nàng cũng hiểu sai ý chủ nhân và trả về những kết quả không mấy liên quan, đó là chưa kể đến việc Apple mặc định sử dụng Bing cho search thay vì Google.

Liệu Apple có thể cải thiện được Siri?

Tuy cổ phiếu của Apple đã leo thang một cách đáng kể từ khi Tim Cook lên ngôi, nhưng công ty vẫn từng ngày chật vật để vượt qua cái bóng quá lớn của một Apple thuở hoạt động dưới trướng cố CEO Steve Jobs. Năm ngoái, công ty ra mắt HomePod, một phiên bản loa thông minh được tích hợp sẵn Siri được coi là đòn đáp trả muộn màng của Apple tới Echo của Amazon và Google Home của Google.

Một vài lý do giải thích cho sự phát triển mang tính “dậm chân tại chỗ” của Siri có thể kể tới việc các thành viên của bộ phận nghiên cứu tan rã vào năm ngoái và quá trình đột phá công nghệ trì trệ của toàn đội nói chung. Bên cạnh đó còn có thể đổ lỗi cho lời hứa của Apple về bảo mật riêng tư với người dùng - cũng được “Táo khuyết” lấy làm luận điểm để “dìm” Facebook trong diễn biến vụ scandal dữ liệu Cambridge Analytica vài tháng trước.

Vốn dĩ những AI như Google Assistant và Alexa nhanh nhạy và hữu dụng đến vậy là bởi chúng học thói quen người dùng cũng như thu thập dữ liệu cá nhân rất nhiều trong khi Apple lại từ chối làm như vậy với người dùng. Dù quyết định của “Táo cắn dở” có là đúng đắn hay không, một sự thật khó chối cãi là Siri đang thụt lùi so với đối thủ và Apple cần phải hành động ngay lập tức nếu vẫn muốn trụ lại trên thị trường smartphone, đặc biệt là khi xu hướng nhà ở thông minh được kết nối với smartphone và kiểm soát qua AI đang ngày một gia tăng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận