Lý do các “ông lớn” công nghệ Nhật Bản Toshiba, Sharp, Olympus, Sanyo lần lượt bán mình, đệ đơn xin phá sản

Lý do các “ông lớn” công nghệ Nhật Bản Toshiba, Sharp, Olympus, Sanyo lần lượt bán mình, đệ đơn xin phá sản

Tại quốc gia đã phát minh ra Walkman, các tên tuổi lớn nhất lại bỏ lỡ xu hướng quan trọng – chẳng hạn smartphone – và bị nhấn chìm bởi tệ quan liêu trong doanh nghiệp. Những quyết định khiến tiền bạc thất thoát và các bê bối kế toán cũng nổi lên.

Dưới đây là một vài cú ngã “ngoạn mục” nhất của các ông lớn Nhật Bản:

Toshiba: Trên bờ vực

Lý do các “ông lớn” công nghệ Nhật Bản Toshiba, Sharp, Olympus, Sanyo lần lượt bán mình, đệ đơn xin phá sản

Toshiba từng là hãng tạo ra xu thế từ laptop đến chip nhớ

Là hãng tiên phong trong laptop, tivi và các sản phẩm điện gia dụng khác, Toshiba không may vừa gia nhập hàng ngũ những gã khổng lồ gặp khó khăn của Nhật Bản và phải trông chờ sự trợ giúp từ ngân hàng. Jesper Koll, CEO Wisdom Tree Investments Japan, gọi “Toshiba là thây ma cuối cùng”. Tập đoàn đã đánh mất sân chơi vào tay các công ty Trung Quốc và Nhật Bản trong các ngành công nghiệp quan trọng.

Nhằm đáp trả, Toshiba dấn thân vào các lĩnh vực khác, đốt tiền vào ngành năng lượng nguyên tử khi mua công ty Westinghouse Electric của Mỹ. Sau đó, công ty gặp rắc rối lớn với bê bối kế toán nghiêm trọng năm 2015. Khó khăn chồng chất khó khăn khi mảng năng lượng nguyên tử cũng không ra sao.

Tháng 2/2017, Toshiba thông báo chi phí cho công ty Mỹ có thể “thổi bay” 6,3 tỷ USD của hãng. Westinghouse đã nộp đơn xin phá sản, còn Toshiba cảnh báo khó qua khỏi nợ nần. Giờ đây, họ đang muốn bán đi mảng chip nhớ và các tài sản khác để tiếp tục tồn tại.

Sharp: Bán mình cho Foxconn

Lý do các “ông lớn” công nghệ Nhật Bản Toshiba, Sharp, Olympus, Sanyo lần lượt bán mình, đệ đơn xin phá sản

Sharp đầu tư mạnh mẽ vào tivi LCD và tấm nền màn hình không không mấy hiệu quả.

Sharp vô cùng nổi tiếng những năm 1980 nhờ máy tính cao cấp, VCR và đầu phát cassette di động. Công ty đặt cược lớn vào tivi LCD và tấm nền màn hình và trong một thời gian, nó chứng tỏ hiệu quả. Tuy nhiên, đồng yên mạnh và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến nhu cầu đi xuống.

Sharp đứng bên bờ vực phá sản nhiều năm và các ngân hàng phải ra tay giải cứu tới 2 lần. Năm 2015, công ty thông báo lỗ lớn, sa thải khoảng 5.000 lao động trên toàn cầu. Tuy con số nghe có vẻ không nhiều, thực tế nó lại vô cùng nghiêm trọng tại một nơi như Nhật Bản, quốc gia các công ty thường hoạt động để giúp ai cũng có việc làm, theo Keith Henry, nhà sáng lập Asia Strategy tại Tokyo.

Năm ngoái, Sharp được Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử Đài Loan, mua lại.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận