Mạng xã hội là "thiên đường" rao bán hàng giả, hàng nhái  đồ điện tử, thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Mạng xã hội là "thiên đường" rao bán hàng giả, hàng nhái đồ điện tử, thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Mạng xã hội là thiên đường rao bán hàng giả, hàng nhái  đồ điện tử, thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Hàng giả tràn lan trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook

Thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) cho hay, trong năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện 34.733 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 121,3 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm hơn 907 tỷ đồng.

Trong đó hàng giả về chất lượng, công dụng có 458 vụ vi phạm; hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bao bì 6.154 vụ; 690 vụ vi phạm tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả; 1.064 vụ vi phạm về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 26.367 vụ vi phạm về nhãn hàng hoá.

Mặt hàng thường được làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi cộm bao gồm điện tử, thực phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, giày dép, dược phẩm, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng,...

Đáng chú ý, hiện nay là nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thương mại điện tử thông qua các website để khuyến mại, quảng cáo, bán hàng.

Tuy nhiên, đây cũng là kênh đang được nhiều đối tượng lợi dụng để rao bán, quảng cáo, khuyến mại nhiều hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... một cách công khai, tràn lan trên các website, mạng xã hội.

Các cơ quan chức năng rất khó để phát hiện nơi kinh doanh hoặc kho chứa trữ hàng hóa của các đối tượng để xử lý do những vi phạm liên quan đến sở hữu trí tuệ hữu hình vốn đã phức tạp, khó khăn trong công tác xử lý thì những vi phạm trong môi trường thương mại điện tử còn tinh vi, phức tạp hơn nhiều.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhận định sự nguy hại của hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, môi trường đầu tư và sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Đặc biệt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay.

Trong khi đó, công tác phòng chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà sản xuất, kinh doanh hợp pháp và người tiêu dùng.

Ngoài ra, kết quả xử lý chưa phản ánh hết thực tế vi phạm trên thị trường; công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và khó khăn.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận