Netflix giữ một “bí quyết kinh doanh” mà Google và Facebook không hề có

Netflix giữ một “bí quyết kinh doanh” mà Google và Facebook không hề có

Chiến dịch tiếp thị đầu tiên của Apple, vào năm 1977, nhấn mạnh: "Đơn giản chính là sự tinh tế tối thượng". Và sự đơn giản là nguyên tắc thiết kế của thế giới công nghệ cao: trang chủ tìm kiếm Google, ứng dụng đặt chỗ của Uber, đặt hàng 1 lần nhấp của Amazon, và "Tham gia miễn phí trong một tháng", người dùng Netflix nhận được thông báo như vậy trên trang chủ Netflix. "Nếu bạn quyết định không dùng Netflix – ok, không sao cả. Không cần cam kết. Nhưng như thế nghĩa là bạn chưa từng online".

Netflix giữ một “bí quyết kinh doanh” mà Google và Facebook không hề có

Netflix, từng là nhà cung cấp dịch vụ cho thuê DVD, vừa báo cáo tình hình kinh doanh hôm 16/4. Trong ba tháng đầu năm 2018, Neflix có thêm 7,41 triệu người dùng, trong đó 5,46 triệu người sống ngoài nước Mỹ, và có tổng số người đăng ký sử dụng Netflix là 125 triệu người. 125 triệu là con số kỳ diệu mà các nhà phân tích phố Wall bị ám ảnh là điều dễ hiểu. Netflix cho biết sẽ chi 7 - 8 tỷ USD vào nội dung ban đầu trong năm 2018. 7,6 tỷ USD là số tiền Pfizer chi cho nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới trong năm 2017. 

Giá cổ phiếu Netflix tăng cao sau báo cáo doanh thu. Thước đo niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp là tỷ lệ P/E, tỷ lệ đo lường giá cổ phiếu hiện tại của công ty so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Google hiện đang ở mức 32, Microsoft là 28 và Facebook là 26. Theo tỷ lệ này, Netflix là một ngoại lệ, với mức P/E vượt quá 240. Nói cách khác, các nhà đầu tư sẵn sàng đặt cược gấp chín lần vào Netflix so với Facebook hoặc Google cho mỗi USD mà bất kỳ công ty nào hiện đang kiếm được. Tại sao vậy?

Theo các học giả kinh doanh, "hiệu ứng mạng" là một điệp khúc phổ biến giải thích sự gia tăng của Facebook, Google, Uber, Airbnb và Alibaba. Trong mỗi trường hợp này, công ty đảm nhận vai trò "hai mặt", vừa tạo thuận lợi cho việc bán hàng về phía cung vừa tạo thuận lợi cho việc mua hàng ở phía cầu, để cho phép trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ. Giá trị của một nền tảng như vậy phụ thuộc phần lớn vào số lượng người dùng ở cả hai phía của sàn giao dịch. Tức là, càng có nhiều người sử dụng cùng một nền tảng, thì nền tảng đó càng trở nên hấp dẫn hơn – thu hút nhiều người sử dụng hơn nữa.

Do hiệu ứng mạng này, người dùng sẵn sàng trả nhiều hơn để có quyền truy cập vào mạng lớn hơn và do đó lợi nhuận của công ty sẽ cải thiện khi nền tảng người dùng phát triển. Đó là lý do tại sao Facebook bị ám ảnh bởi sự tăng trưởng. Đó cũng là lý do tại sao, khi Snapchat IPO vào tháng 3/2017, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày đã trở thành số liệu quan trọng nhất với các nhà đầu tư tiềm năng. Càng nhiều người tham gia trên Facebook hoặc Snapchat, các thương hiệu lớn, như Coca-Cola, Procter & Gamble và Nike lại sẵn sàng mua quảng cáo hơn. Một khi nền tảng đạt đến một kích thước nhất định, nó trở nên quá lớn, rất khó bị lật đổ.

Tuy nhiên, lý thuyết này quên mất một điều, đó là một nền tảng cũng có thể có các vấn đề xung đột lợi ích, một mối nguy hiểm đạo đức. Nền tảng truyền thông xã hội sẽ luôn được thúc đẩy để phục vụ tốt hơn lợi ích của nhà quảng cáo hơn là phục vụ lợi ích của người tiêu dùng, vì người tiêu dùng sử dụng nền tảng miễn phí và nền tảng cần tiền để tồn tại. Phần newsfeed dài vô tận của Facebook được thiết kế dù là trên một cái màn hình nhỏ xíu, song luôn khiến người dùng phải "dán mắt" vào. Video trên Facebook trung bình chỉ dài 24 giây đến 90 giây. Bất kỳ bài đăng nào vượt quá 400 ký tự sẽ bị cắt bớt trên màn hình. Khi được hỏi liệu Facebook có cho phép mọi người lựa chọn một nền tảng "không quảng cáo" dựa trên dữ liệu người dùng, Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg đã nói "không thể", trừ phi "họ trả tiền cho nền tảng". Rõ ràng, chúng ta không phải là khách hàng của Facebook, chúng ta chỉ là sản phẩm mà Facebook bán cho các nhà quảng cáo.

Netflix giữ một “bí quyết kinh doanh” mà Google và Facebook không hề có

Tuy nhiên, một sản phẩm trả tiền hoặc một mô hình đăng ký đang chính là điều khiến Netflix có giá trị. Giám đốc điều hành Reed Hastings của Netflix nói rằng ông đã thành lập Netflix vì Blockbuster phạt ông 40 USD vì trả muộn khi thuê Apollo 13. Với Netflix, điều này không xảy ra vì Netflix thành lập vào tháng 4/1998, là nhà cung cấp dịch vụ cho thuê DVD, người dùng không phải chi thêm phí nếu trả muộn. Đó là vào tháng 9/1999, Netflix ra dịch vụ thuê bao tháng, xóa bỏ mọi mức phí phạt trả muộn và mọi loại phí khác. Tuy nhiên, để cân bằng, Netflix đã phải xây dựng một thuật toán độc quyền, khảo sát khách hàng về sở thích của họ thông qua một cuộc khảo sát đơn giản. Hệ thống sẽ đề xuất các bộ phim hấp dẫn và có sẵn. Do đó, khách hàng không bị làm phiền vì hệ thống sẽ không hiển thị những phim nào đã hết hàng. Hệ thống quản lý hàng hóa này đã trở thành nền tảng cho bước nhảy chiến lược tiếp theo của Netflix, hướng tới một công ty chạy trên dữ liệu trong một danh mục dựa trên sở thích. Vào tháng 10/2006, Netflix đã trao giải thưởng trị giá 1.000.000 USD cho nhà phát triển đầu tiên đưa ra thuật toán đề xuất video có thể đánh bại thuật toán hiện tại của mình. Ba tháng sau, Netflix thông báo ra mắt video trực tuyến.

Tất cả điều này đặt Netflix vào vị trí thú vị nhất. Xếp hạng truyền hình truyền thống chỉ mang tính ước chừng. Mạng lưới truyền hình cáp có thể bật đèn xanh cho một thí điểm dựa trên truyền thống và trực giác. Ngược lại, thuật toán của Netflix có lợi thế biết rõ người dùng xem chương trình khi nào và ở đâu; biết rõ khi người dùng nhấn tạm dừng, tua lại hoặc tua đi; và xếp tất cả các hành vi đó vào các nhóm hành vi người dùng. Năm 2013, khi House of Cards ra mắt, Netflix đã lên hầu hết trang nhất các báo vì phát hành 13 tập phim do David Fincher sản xuất cùng một lúc. Công ty biết có rất nhiều người dùng đã xem phim của Fincher, The Social Network, từ đầu đến cuối. Phiên bản House of Cards của Anh được rất nhiều người xem. Và những người đã xem nó cũng sẽ xem những bộ phim khác của Fincher. Công ty đã có thể tự tin dự đoán hành vi người dùng giữa hàng ngàn người xem, những người sẽ ghiền hết toàn bộ loạt phim vào cuối tuần.

Đó là kỷ nguyên mới của phim truyền hình. Với HBO, Netflix Originals, và Amazon Prime, truyền hình theo yêu cầu đang theo phong cách phim Hollywood. Những gì Netflix đã chứng minh là một công thức lâu đời của các công ty công nghệ cao. Những công ty nhảy vọt về mặt dữ liệu và thuật toán có thể tự động hóa và ra những quyết định mà nếu là con người sẽ chỉ quyết định dựa trên trực giác. Nhưng Netflix cũng khác với những gã khổng lồ công nghệ khác ở chỗ hãng tạo ra một mô hình kinh doanh thúc đẩy sự chú ý bền vững. Nhóm nội dung của Netflix thu hút lượng dữ liệu khách hàng phong phú để sản xuất các chương trình hấp dẫn và lâu dài một cách tinh vi. Điều này cho phép Netflix tính phí thuê bao thay vì bán quảng cáo.

Thị trường tài chính có vẻ đánh giá cao mô hình thuê bao này. Đó là một câu chuyện đơn giản. Và đơn giản chính là sự tinh tế tối thượng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận