Người Việt thích mua sắm trực tuyến trước khi... ngủ

Người Việt thích mua sắm trực tuyến trước khi... ngủ

 thương mại điện tử, hành vi người dùng, mua sắm trực tuyến, mua hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử, Shopee Việt Nam, Shopee, M-ecommerce,

Theo chia sẻ mới nhất của Shopee Việt Nam, người Việt thường online mua sắm trên điện thoại tập trung nhiều nhất vào 2 khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày là giờ ăn trưa và trước khi đi ngủ. Thống kê cho thấy, số người sử dụng điện thoại shopping cao dần từ đầu giờ làm việc (8 giờ sáng) tăng dần vào nghỉ trưa (12 – 2 giờ chiều) và đạt cao nhất vào thời điểm trước khi đi ngủ (10 – 11 giờ đêm).

Không chỉ vậy, thời điểm trong tuần cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thói quen mua sắm trên di động. Vào các ngày cuối tuần, khách hàng có xu hướng ít online vào buổi đêm để mua sắm, chỉ bằng 75% thông thường, trong khi các khung giờ khác không có nhiều sự thay đổi.

mobile shopping

Một điều khá thú vị tại thị trường Việt Nam khác biệt với một số quốc gia là sự chênh lệch giữa giờ cao điểm và thấp điểm khi shopping. Ở các thị trường khác của Shopee, ví dụ như Singapore hoặc Malaysia, khi tăng đến mức cao vào giờ nghỉ trưa, số lượng người mua sắm trên di động có xu hướng giữ nguyên cho đến giờ đêm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, con số này giảm sâu vào khoảng thời gian 6 – 7 giờ tối, chỉ bằng 60% so với thời điểm 10 – 11 giờ đêm.

Đại diện Shopee Việt Nam cho biết: là sàn thương mại điện tử tập trung vào trải nghiệm mua sắm trên di động, vì thế việc nghiên cứu các hành vi và trải nghiệm của người dùng rất được Shopee chú trọng.

Xu hướng mua sắm online bằng điện thoại di động (M-ecommerce) đang ngày càng trở lên phổ biến trong đời sống do sự phát triển mạnh mẽ của smartphone. Theo báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao nhất toàn cầu. Có đến 46% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ bằng thiết bị di động trong 6 tháng qua.

Bên cạnh đó, số liệu từ hệ thống của Shopee cho thấy, có đến 71% người mua hàng sẽ "chat" (tán gẫu, trao đổi) với người bán trong quá trình ra quyết định.

Các vấn đề chủ yếu trong khi trao đổi là hỏi thêm thông tin sản phẩm, kiểm tra hàng có sẵn, thậm chí chỉ vì muốn có cảm giác yên tâm hơn khi giao dịch.

Đánh giá số liệu này, ông Trần Tuấn Anh – Giám đốc tài chính và vận hành Shopee cho biết: thói quen mua hàng trực tuyến tại Việt Nam ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa chợ truyền thống. Người Việt thường thích mua hàng khi biết người bán là ai, muốn được nói chuyện thêm để được tư vấn, quyết định dựa trên lời khuyên từ người đi trước.

Đặc điểm này thể hiện ở sở thích mua sắm trên mạng xã hội của người Việt Nam. Trong một khảo sát thực hiện bởi dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me, 43% người tiêu dùng từng mua sắm trên Facebook. Lý do lớn nhất để người dùng lựa chọn mạng xã hội để mua sắm là vì dễ đặt hàng, kế đến là giá rẻ và có thể mặc cả, thường xuyên cập nhật thông tin. Yếu tố quen thuộc với người bán cũng khá quan trọng khi 21% người được hỏi chọn lý do này khi cần mua hàng qua mạng xã hội.

Từ những kết quả nghiên cứu tương tự trước đây, Shopee đã phát triển ứng dụng với các tính năng  đề cao sự tương tác giữa người mua và người bán như chat trực tiếp, follow, mặc cả v.v người tiêu dùng Việt có xu hướng cảm thấy thân thuộc và yêu thích sử dụng hơn. Theo đại diện đơn vị này, ngay trong thời gian chạy thử nghiệm (chưa công bố rộng rãi), Shopee đã có được 1,8 triệu lượt tải ứng dụng với hơn 3 triệu sản phẩm đăng bán.

Sau thời điểm ra mắt vào tháng 8/2016, trung bình mỗi ngày ứng dụng TMĐT này có hơn 6.000 lượt tải app và năm trong top các ứng dụng mua sắm tải về nhiều nhất tại Việt Nam.

Ngày mua sắm trực tuyến 2016 kỳ vọng vượt qua con số 1.000 tỷ đồng
Nam giới "thân thiết" với điện thoại hơn phụ nữ
Công nghệ "đeo bám" người dùng trong thế giới số
 

 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận