Những điều “mờ ám” đằng sau vụ Uber Trung Quốc bán mình cho Didi

Những điều “mờ ám” đằng sau vụ Uber Trung Quốc bán mình cho Didi

Những điều “mờ ám” đằng sau vụ Uber Trung Quốc bán mình cho Didi

Khi Lyft và Uber có nguy cơ sáp nhập thành một, Didi Chuxing cuối cùng đã chấp nhận thương vụ sáp nhập với đối thủ lớn nhất của mình trên thị trường chia sẻ phương tiện.

Theo một bài đăng của phóng viên Rick Carew trên trang Wall Street Journal, Didi đã thực sự lo lắng khi Lyft thuê ngân hàng đầu tư Qatalyst Partners vào tháng 6 vừa rồi.

Bài viết trên WSJ có đoạn như sau: “Vào cuối tháng 6, một động lực mới khiến Didi phải xem xét lại thương vụ với Uber đó là đối thủ chính của Uber tại Mỹ đã thuê Qatalyst Partners LP, ngân hàng đầu tư được biết đến nhiều nhất vì đã giúp các công ty công nghệ tìm thấy người mua.

Didi và Lyft đều có một kẻ thù chung, chính là Uber. Didi và các những người ủng hộ công ty tại Trung Quốc đều đã đổ tiền vào Lyft, thậm chí còn tạo điều kiện để hệ thống cả những công ty này tương thích với nhau. Theo các nhà đầu tư, khả năng Uber và Lyft kết hợp lại với nhau khiến các lãnh đạo Didi phải xem xét lại thương vụ với Uber”.

Mọi thứ bắt đầu từ tháng 5 khi các nhà đầu tư lo lắng về hàng tỷ USD được đổ vào trận chiến Uber-Didi. Theo WSJ, các nhà đầu tư đã mở một kênh cửa hậu để thảo luận về thương vụ mà trước đó Didi đã từ chối. Sau khi Uber mở rộng quy mô tại Trung Quốc và Lyft thuê Qatalyst Partners, thương vụ này đã được lật lại cách đây khoảng vài tuần, một nhà đầu tư lớn của Didi trả lời phỏng vấn WSJ”.

Thế nhưng đây không chỉ là yếu tố duy nhất thúc đẩy thương vụ. Uber cũng buộc phải bán mình vì không thể trụ lại được ở thị trường Trung Quốc do những yếu tố “mờ ám”. Những kẻ lừa đảo Trung Quốc bắt đầu phá hoại cả Uber lẫn Didi bằng cách tạo ra các tài khoản lái xe giả và các chuyến đi giả, đưa danh sách này lên các trang web mua sắm trực tuyến của Alibaba Taobao, sau đó thu thập các khoản trợ cấp lớn danh cho các lái xe. Nhiều tài khoản người dùng Uber trên ứng dụng tin nhắn WeChat đã bị xóa một cách ngẫu nhiên và các lái xe Uber bắt đầu nhận được những tin nhắn nói rằng dịch vụ Uber đã bị ngừng hoạt động ở Trung Quốc.

Những vấn đề này dường như xuất hiện đối với dịch vụ của Uber thường xuyên hơn Didi - và tình cờ, cả hai công ty là Alibaba và Tencent (chủ sở hữu WeChat) đều là chủ đầu tư Didi.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận