Những mẹo hữu ích cho DN nhỏ khi triển khai điện toán đám mây

Những mẹo hữu ích cho DN nhỏ khi triển khai điện toán đám mây

Ngày này, các dữ liệu thu thập được và việc phân tích, sử dụng chúng đang trở thành một yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh - thậm chí mang tính định hướng - đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngay cả với những mô hình kinh doanh đơn giản. 

Tuy nhiên, do chi phí đầu tư ban đầu và ngân sách bảo trì khá lớn, việc việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT toàn diện rất khó thực hiện đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, điện toán đám mây được xem là phương án hữu hiệu giúp các họ cạnh tranh với các doanh nghiệp được trang bị đầy đủ hơn, trong khi vẫn giữ được mô hình kinh doanh tinh gọn với chi phí thấp. Mặc dù vậy, vẫn khá nhiều nhà quản lý lo ngại trước việc đưa DN của mình "lên mây".

bảo mật, ĐTĐM, dữ liệu, ứng dụng CNTT, điện toán đám mây, DNVVN,

Theo các chuyên gia, thay vì những e ngại đó, họ nên tiếp cận loại hình dịch vụ CNTT này theo một cách thích hợp hơn. Dưới đây là ba mẹo dành cho chủ doanh nghiệp nhỏ đang cân nhắc việc áp dụng các giải pháp ĐTĐM.

Hiểu rõ nhu cầu kinh doanh

Có quánhiều lựa chọn khiến các doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu để bắt tay vào triển khai một ứng dụng đám mây phù hợp. Theo gợi ý của Tạp chí Kinh doanh Hartford, trước tiên các nhà quản lý nên xem xét cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại của doanh nghiệp và lựa chọn một hình thức dịch vụ phù hợp. Điều này sẽ giúp khoanh vùng những dịch vụ thực sự cần thiết, và thông qua việc tránh sa đà những dịch vụ không quan trọng, chi phí sẽ được giữ ở mức thấp.

Đảm bảo tính bảo mật tương ứng với yêu cầu kinh doanh

Nhiều nhà quản lý và giám đốc điều hành vẫn thận trọng chưa quyết định áp dụng do e ngại vấn đề bảo mật trong môi trường ĐTĐM. Họ muốn có chức năng và sự linh hoạt của nó, nhưng lại lo lắng dữ liệu có thể bị tổn hại.

Tờ Guardian cho rằng nỗi sợ hãi này có thể được giảm bớt thông qua việc thẩm định chi tiết và điều nghiên kỹ lượng các thỏa thuận dịch vụ của nhà cung cấp tiềm năng. Yêu cầu nhà cung cấp có chứng nhận ISO 27001 cũng như tuân thủ quy chuẩn PCI:DSS sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu đảm bảo an toàn cho các dữ liệu nhạy cảm.

Đối với các doanh nghiệp có nhiều dữ liệu nhạy cảm hơn, cần phải xác định được vị trí của dữ liệu để "khoanh vùng" và bảo vệ chúng. Các nhà quản lý muốn có biện pháp phòng ngừa đặc biệt nên biết vị trí địa lý của trung tâm dữ liệu nhằm phục vụ mục đích pháp lý trong trường hợp xảy ra vi phạm hoặc các vấn đề tuân thủ quy định.

Chức năng hỗ trợ đa nền tảng

Ngày na, các nhân viên không nhất thiết phải làm việc tại một địa điểm cố định (BYOD workplace), một doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp đám mây nên đảm bảo các dịch vụ đám mây hỗ trợ tất cả các nền tảng. Nhân viên sẽ xử lý công việc hiệu quả hơn khi họ có thể truy cập vào tải công việc và dữ liệu thông qua các thiết bị di động của họ một cách thuận tiện.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận