Sau án phạt của Đức cho Facebook và EU cho Google, Thung lũng Silicon còn trông đợi gì ở châu Âu?

Sau án phạt của Đức cho Facebook và EU cho Google, Thung lũng Silicon còn trông đợi gì ở châu Âu?

Ngày nay, những cuộc tranh cãi gay gắt nhất về việc liệu các nhà quản lý có nên (và nếu có thì nên thế nào) bảo vệ các công ty sản xuất xe ô tô, các hãng báo chí và bao ngành công nghiệp khác khỏi ảnh hưởng tiêu cực của những gã khổng lồ công nghệ lại xảy ra đầu tiên ở Brussels, Paris và Berlin chứ không phải là Washington hay San Francisco.

Thứ 6 tuần trước, Đức đã tuyên bố án phạt lên tới 50 tỉ Euro đối với các mạng xã hội vì không kịp thời gỡ bỏ các status có nội dung xúc phạm và liên quan đến khủng bố dù Facebook và các công ty khác đã lên tiếng phản đối kịch liệt, cam kết giải quyết vấn đề bằng cách tự điều chỉnh. Đây là động thái tiếp theo ngay sau khoản tiền phạt kỷ lục 2,42 tỉ Euro của EU dành cho Google với cáo buộc độc quyền chức năng tìm kiếm tại châu lục này.

Những quyết định này có tác động rất lớn lên các công ty tại châu Âu, một trong những thị trường quan trọng nhất trên thế giới với 500 triệu người dùng. Các phán quyết cũng ảnh hưởng đến các nhà quản lý, tòa án và công chức chính phủ trên toàn cầu. Tuần này, hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) cũng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra và có biện pháp giới hạn thị trường của Google và Facebook.

Google nói hãng này “không đồng tình” với quyết định của EU và sẽ xem xét làm đơn kháng cáo, đồng thời không đưa ra bình luận gì trước thông báo của hãng tin Yonhap.

Sau án phạt của Đức cho Facebook và EU cho Google, Thung lũng Silicon còn trông đợi gì ở châu Âu?

Google sẽ đệ đơn kháng cáo trước phán quyết của EU. 

Một vài vấn đề tương tự đang được các cơ quan trung ương của Mỹ xem xét, dù không gấp gáp và quyết liệt như vậy. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng đang tính toán lại những chính sách vốn được dùng để ươm mầm và nuôi dưỡng ngành công nghiệp công nghệ từ những ngày đầu và giờ những công ty này đang vươn đến mọi ngóc ngách của ngành kinh tế.

Các công ty công nghệ còn phải đối mặt với một thực tế đáng buồn khác là họ đã mất nhiều đồng minh tại Nhà Trắng khi nhiệm kỳ của Tổng thống Obama kết thúc. Khi Đảng Cộng hòa lên nắm quyền vào tháng 1, nhiều nhà lập pháp trong đảng này bắt đầu đảo ngược các chính sách quan trọng ưu ái ngành công nghiệp công nghệ từ thời Obama.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận