Tại sao Mỹ không phải là "mảnh đất màu mỡ" để sản xuất iPhone như Trung Quốc?

Tại sao Mỹ không phải là "mảnh đất màu mỡ" để sản xuất iPhone như Trung Quốc?

Hôm thứ 7 tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã đăng lên trang Twitter của mình rằng Apple nên dời nhà máy sản xuất iPhone của mình về Mỹ nếu muốn tránh thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ.

Thế nhưng, phía Apple lại trả lời rằng: "Khoản thuế này sẽ khiến Mỹ chịu thiệt hơn là Trung Quốc", bởi trên thực tế việc sản xuất và lắp ráp iPhone không thể diễn ra ở nước Mỹ được bởi những khả năng có hạn về nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất tại đây.

Nhiều năm về trước trong một buổi tiệc tối tại Thung lung Silicon, Cựu Tổng thống Barack Obama từng đặt câu hỏi tương tự cho Steve Jobs về việc tại sao không thể mang cơ sở sản xuất và lắp ráp từ Trung Quốc về nước Mỹ. Cựu CEO đã trả lời thẳng thắn rằng các nhà máy ở nước ngoài không chỉ có quy mô rộng lớn hơn, mà đội ngũ công nhân cũng linh hoạt và kỹ năng công nghiệp vượt xa hơn so với các đối tác "Made in U.S.A" của Mỹ.

Hiện tại không có chuỗi sản xuất điện tử dân dụng nào ở Mỹ có thể đủ lớn và mạnh để đáp ứng lại quy trình sản xuất các sản phẩm của Apple. Trong khi đó, hơn một nửa trong số 700 nhà cung cấp liên quan đến quy trình sản xuất iPhone đều nằm ở Trung Quốc, số còn lại thì nằm gần khu vực quốc gia này.

Thông thường Apple sẽ tuyển dụng 43.000 công nhân làm việc tại Mỹ và 20.000 người ở nước ngoài. Ngoài ra, còn có thêm 700.000 kỹ sư chuyên xây dựng, lắp ráp iPad, iPhone và các sản phẩm khác nhưng hầu như trong số họ đều không làm việc tại Mỹ. Thay vào đó các kỹ sư này làm việc cho các nhà máy - nơi chịu trách nhiệm tạo ra những bản thiết kế điện tử của sản phẩm, thuộc các công ty nước ngoài ở Châu Âu, Châu Á và các nơi khác.

Các yếu tố khiến Trung Quốc là "mảnh đất màu mỡ" để sản xuất iPhone hơn Mỹ

Tại sao Mỹ không phải là mảnh đất màu mỡ để sản xuất iPhone như Trung Quốc?

Nhà máy Foxconn được đặt ở Trịnh Châu, Trung Quốc

Lấy ví dụ như nhà máy Foxconn được đặt ở Trịnh Châu - nơi sản xuất ra một nửa trên tổng số iPhone mỗi năm, với 94 dây chuyền sản xuất iPhone được vận hành bởi 350.000 công nhân và 8.700 kỹ sư giám sát quá trình.

Tại đây có thể sản xuất ra 350 iPhone trong vòng 1 phút, sau đó văn phòng của Hải quan trong khuôn viên nhà máy và sân bay ở cách đó khoảng 3.000 km sẽ phục vụ công đoạn xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Nhân viên tại nhà máy sẽ làm việc suốt 12 giờ liên tục trong 6 ngày một tuần. Không chỉ cung cấp nơi ăn chỗ ở cho khoảng 25% nhân viên, mà ngay trong khuôn viên nhà máy Foxconn còn có đầy đủ ngân hàng, bệnh viện, trạm cứu hỏa và mạng lưới truyền hình để phục vụ mọi người.

Đặc biệt một Cựu Giám đốc điều hành của Apple đã mô tả cách nhà máy Trung Quốc làm việc trong thời điểm chỉ còn 2 tuần nữa là iPhone mới sẽ được lên kệ. Công ty đã thay đổi thiết kế màn hình iPhone vào phút chót và buộc phải đại tu lại một dây chuyền sản xuất. Màn hình mới đã được đưa đến vào lúc nửa đêm nhưng 8.000 công nhân trong kí túc vẫn được huy động để làm việc ngay lập tức. Mỗi nhân viên được phục vụ một bánh quy và một cốc trà, chỉ trong vòng nửa giờ quá trình thay màn hình đã được thực hiện, thậm chí sau đó 10.000 chiếc iPhone đã được xuất ra trong vòng 1 ngày.

Một yếu tố quan trọng khác là nếu công việc sản xuất iPhone diễn ra ở Mỹ, Apple có thể mất tận 9 tháng để tuyển được 8,700 kĩ sư đạt chuẩn, còn ở Trung Quốc chỉ mất tới 15 ngày. Jennifer Rigoni, cựu quản lý chuỗi cung ứng cho Apple, nói với tờ New York Times rằng, nhà máy Foxconn có thể "thuê 3.000 người trong một đêm".

Tại sao Mỹ không phải là mảnh đất màu mỡ để sản xuất iPhone như Trung Quốc?

Hàng người chen lấn với CV xin việc trên tay để được vào Foxconn làm việc.

Ngoài ra, "rất khó có thể tạo ra công ăn việc làm cho tầng lớp trung lưu của Mỹ tại Apple", ông Jared Bernstein - một cố vấn kinh tế cho Nhà Trắng cho biết.

Tất cả những minh chứng trên cho thấy rằng ước nguyện của cả Tổng thống Trump và Cựu Tổng thống Barack Obama đưa cơ sở sản xuất iPhone hay giảm giá thành sản phẩm có lẽ khó hoặc không bao giờ thành hiện thực. Bởi ngoài giá cả, các yếu tố về vận chuyển, chi phí cho những biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn nhân công rẻ mạn tại Trung Quốc đều có lợi với Apple hơn là ở Mỹ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận