Tham vọng sản xuất xe tự lái của Apple đã sụp đổ như thế nào?

Tham vọng sản xuất xe tự lái của Apple đã sụp đổ như thế nào?

Vài năm trước đây, khi những nhân viên mới của Apple được gọi vào tham gia một nhóm nghiên cứu bí mật để chế tạo xe tự lái, họ đã được thông báo rằng sản phẩm họ sắp làm ra đây sẽ có thể đối đầu với thủ phủ của ngành ô tô tại Detroit và thay đổi ngành công nghiệp xe hơi.  

Ngày nay, tham vọng về xe tự lái của Apple đã khiêm tốn đi nhiều. Hãng chỉ nghiên cứu công nghệ cốt lõi cho một chiếc xe như thế. CEO Tim Cook cũng đã khẳng định trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào hồi tháng 6: “Apple đang tập trung vào các hệ thống tự điều khiển”.

Dự án xe của Apple với đội ngũ nghiên cứu gồm 5 người, lấy biệt danh là Titan, đã trao đổi với tờ The New York Times về những bước đi sai lầm khiến ông lớn công nghệ này phải chuyển hướng, ít nhất là tại thời điểm hiện tại, từ một chiếc xe tự lái hoàn toàn của Apple sang một chiếc xe do hãng khác sản xuất và sử dụng công nghệ tự lái của Apple.

Tham vọng sản xuất xe tự lái của Apple đã sụp đổ như thế nào?

Chiếc xe mang thương hiệu Apple trong thiết kế

Sự chuyển hướng này đang đưa Apple đi cùng con đường với các công ty công nghệ khác. Điển hình như Waymo, sản phẩm xe tự lái nổi tiếng của Google và được coi là thành công nhất trong số các công ty nghiên cứu xe tự lái ở Thung lũng Silicon đến thời điểm này, cũng khẳng định chắc chắn họ không có ý định tự sản xuất một chiếc xe.

Tham vọng sản xuất xe tự lái của Apple đã sụp đổ như thế nào?

Xe tự lái Waymo của Google

Apple vốn có truyền thống chắp vá, lắp ghép và loay hoay với công nghệ trước khi đội ngũ kỹ sư của hãng tìm ra mục đích sẽ làm gì với công nghệ đó. Màn hình cảm ứng cũng là đề tài nghiên cứu trong suốt nhiều năm của Apple trước khi nó trở thành một phần không thể thiếu cho siêu phẩm iPhone.

Nhưng dự án xe tự lái của Apple không hẳn là công nghệ chắp vá hay công nghệ đóng vai trò nền tảng. Đội ngũ Titan được thành lập vào năm 2014 và là tập hợp của những kỹ sư tài giỏi nhất của Apple. Hãng cũng tuyển dụng thêm nhiều chuyên gia phát triển xe, không chỉ về phần mềm tự điều khiển.

Đây là cách làm “trọn gói và hoàn hảo” điển hình của Apple khi hãng muốn quan tâm đến mọi khía cạnh và giải quyết được mọi vấn đề của sản phẩm. Ngay từ đầu, đội ngũ kỹ sư trong Titan đã phải quan tâm đến rất nhiều chi tiết, từ việc tự động hóa của cánh cửa xe, thiết kế lại nội thất xe, bỏ đi vô lăng và chân phanh cho đến việc trang bị màn hình hiển thị thực tế ảo cho các phương tiện giải trí trong xe. Chưa hết, đội ngũ kỹ sư còn được giao nhiệm vụ cải tiến bánh xe từ hình tròn thành hình cầu để tăng tính linh hoạt khi chuyển hướng, hay thiết kế ăng ten phát lidar (công nghệ quét laser từ trên không, điều thiết yếu cho các xe tự lái) gọn gàng và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Quá tham vọng, dự án sản xuất xe tự lái lâm vào bế tắc vì thiếu định hướng chính xác và rõ ràng. Các thành viên đội nghiên cứu than phiền vì các mục tiêu ưu tiên liên tục thay đổi và các hạn chót vô lý đối với họ. Thậm chí giữa ban lãnh đạo cũng có tranh cãi khi không quyết định được Apple nên tự phát triển một chiếc xe tự lái hoàn chỉnh hay một chiếc xe bán tự động, cho phép tài xế có thể lấy lại quyền cầm lái bất cứ lúc nào. Trong khi Steve Zadesky, đội trưởng của Titan muốn theo đuổi loại hình bán tự động, Jonathan Ive, giám đốc thiết kế của Apple lại muốn một chiếc xe tự động hoàn toàn với khả năng định nghĩa lại lái xe cho người dùng.

Tham vọng sản xuất xe tự lái của Apple đã sụp đổ như thế nào?

Giám đốc thiết kế của Apple Jonathan Ive

Hệ điều hành phần mềm điều khiển tự động đã được đặt tên CarOS nhưng cuộc tranh luận vẫn tiếp diễn xem nên dùng ngôn ngữ lập trình Swift của riêng Apple hay dùng C++ căn bản. Sau đó, vào năm 2016, Steve Zadesky quyết định rời Titan và dự án xe tự động. Thay thế ông là Bob Mansfield, một kỹ sư cao cấp lâu năm tại bộ phận thiết kế phần cứng.

Những nỗ lực không ngừng vào công nghệ xe tự lái của Apple đang cho thấy một trong những thách thức lớn nhất mà ông lớn công nghệ này đang phải đối mặt: tìm sản phẩm đột phá tiếp theo. 10 năm sau khi ra mắt, Apple vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào iPhone. Apple Watch ra đời nhưng chưa tạo được dấu ấn đáng kể.

Không chỉ  cần xác định lại được mục tiêu và giữ đội ngũ nhân sự ổn định, hiệu quả, Apple còn cần nhiều hơn thế để có được ưu thế vượt trội, bởi công nghệ xe tự lái đang là lĩnh vực hot nhất tại Thung lũng Silicon và Apple không phải là công ty duy nhất nghiên cứu nó.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận