Thanh toán trực tuyến và giao nhận là hai khâu yếu nhất của TMĐT Việt Nam

Thanh toán trực tuyến và giao nhận là hai khâu yếu nhất của TMĐT Việt Nam

"Ngại" sử dụng dịch vụ COD chuyên dụng

Có hơn 60% chủ cửa hàng, doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ đang lựa chọn phương thức tự giao hàng hoặc thuê người giao lẻ thay vì sử dụng dịch vụ chuyên dụng từ bên thứ ba. Một trong các lý do được nêu ra là khó chủ động được thời gian giao hàng.

Đây là thông tin được đưa ra từ một khảo sát do Công ty CP Công nghệ DKT thực hiện đối với các cửa hàng kinh doanh online đang sử dụng nền tảng bán hàng trực tuyến Bizweb.

thương mại điện tử, bán hàng online, thanh toán trực tuyến, bizweb, công ty CP Công nghệ DKT, Công ty DKT, xu thế thương mại điện tử, shipper, Dịch vụ COD, COD,

Đại diện DKT cho biết: Trong quy trình TMĐT tại Việt Nam hiện nay, khâu thanh toán trực tuyến và khâu giao nhận đang là hai khâu thiếu và yếu, ngăn cản sự tự động hóa và phát triển chung của ngành. Để đánh giá được tiềm năng cũng như thực trạng khâu vận chuyển của các cửa hàng kinh doanh online, DKT đã thực hiện khảo sát ngẫu nhiên hơn 500 khách hàng sử dụng Bizweb. Kết quả khảo sát được cung cấp và sử dụng để phát triển cổng kết nối vận chuyển tự động giữa những dịch vụ giao nhân và cửa hàng kinh doanh online sử dụng Bizweb để hỗ trợ tự động hóa quy trình mua sắm trực tuyến.

Kết quả trả lời của doanh nghiệp chỉ ra rằng có hơn 60% trong số họ chỉ áp dụng phương thức tự giao hàng và thuê shipper thay vì kết nối với một đơn vị vận chuyển chuyên dụng. Chỉ có 31% các cửa hàng online đã từng sử dụng dịch vụ giao hàng thu tiền (COD) của bên thứ ba. Đây là một con số khá thấp cho thấy các đơn vị kinh doanh online chưa thực sự tin tưởng và sử dụng hình thức COD của các dịch vụ chuyên dụng.

Ông Trần Trọng Tuyến - CEO công ty CP Công nghệ DKT - cho biết: “Việc khảo sát khách hàng của DKT nhằm mục tiêu cung cấp thông tin đầy đủ cho các đơn vị vận chuyển để mang lại dịch vụ tốt nhất cho hơn 23.000 khách hàng đang sử dụng nền tảng kinh doanh trực tuyến Bizweb. Hiện, chúng tôi đã cung cấp cổng kết nối tự động giữa doanh nghiệp và các dịch vụ COD lớn, uy tín như Viettel Post, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Shipchung... đồng thời đàm phán mở rộng đến tất cả các đơn vị vận chuyển trên cả nước".

Những "gút mắc" cần tháo gỡ

Theo tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh online vừa và nhỏ (khách hàng chính của mô hình dịch vụ COD), 74% c/ho biết giá cả là yếu tố đầu tiên họ cân nhắc khi quyết định lựa chọn hình thức giao hàng. Các yếu tố tiếp theo được nêu ra là chất lượng dịch vụ (59%) và uy tín của đơn vị giao hàng (58%). Chỉ có 15% cửa hàng quan tâm đến các tiện ích đi kèm khi giao nhận.

Ở một chiều ngược lại, khi được hỏi về vấn đề thường xuyên gặp phải khi sử dụng dịch vụ giao hàng, 60% cho rằng giá dịch vụ khá cao nếu so với phương án để cho nhân viên kiêm nhiệm việc giao lẻ. Đồng thời 51% gặp phải tình trạng giao hàng chậm hơn so với dự kiến và 44% phàn nàn nhân viên của đơn vị chuyển phát chậm đến lấy hàng khi có yêu cầu.

thương mại điện tử, bán hàng online, thanh toán trực tuyến, bizweb, công ty CP Công nghệ DKT, Công ty DKT, xu thế thương mại điện tử, shipper, Dịch vụ COD, COD,

Có thể thấy cả 2 vấn đề lớn nhất mà các chủ cửa hàng kinh doanh online quan tâm đều chưa được đáp ứng đầy đủ. Chính vì vậy các cửa hàng có xu hướng tự cho nhân viên giao hàng hoặc thuê các shipper lẻ để tiết kiệm chi phí và hoàn toàn chủ động trong thời gian giao hàng.

Chị Đỗ Thanh Loan, chủ shop Gento – một cửa hàng đồ da online khá lớn tại Hà Nội, cho biết: trước đây khi số lượng đơn hàng ít, chị có sử dụng các dịch vụ chuyển phát. Tuy nhiên, khi có số lượng đơn hàng lớn hơn thì để nhân viên giao hàng sẽ rẻ hơn và chủ động hơn nhiều. Chỉ khi nào giao ngoài Hà Nội hoặc không có nhân viên mới gọi dịch vụ giao nhận.

Còn ông Nguyễn Trần Thi – giám đốc khu vực phía Bắc của Giao hàng nhanh - thì cho rằng: việc tự giao, thuê shipper tự do hoặc sử dụng dịch vụ của các bên chuyển đều có các ưu thế riêng. Sự linh hoạt trong một số trường hợp như cần mặc cả giá, đổi nơi giao hàng là ưu điểm khi dùng nhân viên cửa hàng hoặc thuê shipper tự do. Ngược lại, dịch vụ giao hàng chuyên dụng sẽ mang lại cảm giác chuyên nghiệp, đảm bảo, uy tín cho cửa hàng đồng thời cơ sở hạ tầng, công nghệ hỗ trợ cho các shop tốt hơn.

Bài toán đặt ra là kết hợp các hình thức phù hợp theo từng thời điểm và tính chất của của hàng kinh doanh. Riêng đối với vấn đề chi phí, ông Thi cho rằng cả ba phương án là tương đương, sử dụng nhân viên giao hàng hoặc shipper có thể tiết kiệm về tiền bạc nhưng những chi phí ẩn khác có thể làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, ví dụ chi phí đào tạo, giảm hiệu suất của nhân viên.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận