Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương: Phải sớm khắc phục tình trạng bảo hộ ngược trong ngành nội dung số

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương: Phải sớm khắc phục tình trạng bảo hộ ngược trong ngành nội dung số

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương: Phải sớm khắc phục tình trạng bảo hộ ngược trong ngành nội dung số

Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh theo Zing.

Liên quan đến chính sách quản lý nội dung trên Internet, mạng xã hội và nội dung số, tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng với Bộ TT&TT mới đây, ông Võ Văn Thưởng đã đưa ra mong muốn sớm có chính sách khắc phục được tình trạng bảo hộ ngược với các doanh nghiệp nội dung số, mạng xã hội xuyên biên giới.

Ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, các quy định hiện nay áp dụng cho công ty nội dung số trong nước khắt khe hơn công ty ngoài nước, điều này làm công ty trong nước không phát triển được. Bộ TT&TT đã đặt mục tiêu đến năm 2022 Việt Nam sẽ có một mạng xã hội với 60 triệu người dùng lấy sức mạnh để đàm phán Facebook và Google nhưng lúc đó thị trường đã phát triển theo hướng khác.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, Việt Nam nằm trong Top 10 thị trường quảng cáo số lớn nhất của Facebook, đây chính là sức mạnh để chúng ta đàm phán với Facebook. Thậm chí trong ngắn hạn có thể chấp nhận sụt giảm về lợi nhuận để xử lý việc bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, sau đó mới vực dậy như một sự đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước.

Cũng tại buổi làm việc này, ông Lưu Vũ Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC đã đề nghị Chính phủ cần sử dụng mọi biện pháp, bao gồm biện pháp pháp lý, công nghệ, kỹ thuật để tạo hành lang cho doanh nghiệp nội dung số trong nước được kinh doanh bình đẳng với các doanh nghiệp xuyên biên giới, để ngành nội dung số trong nước phát triển tốt hơn.

Theo số liệu từ Bộ TT&TT, quy mô phát triển của ngành nội dung số trong nước còn rất nhỏ, chưa xứng với tiềm năng của thị trường. Hiện cả nước có khoảng 3.200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nội dung số, nhưng tổng doanh thu năm 2017 mới đạt khoảng 800 triệu USD, mức tăng trưởng hàng năm bình quân khoảng 18%/năm. Theo ông Lưu Vũ Hải, quy mô của ngành nội dung số chưa lớn, chưa xứng với tiềm năng, trong đó có lý do là chính sách hiện chưa tạo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nội dung số trong nước phải chịu sự cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp xuyên biên giới. Doanh nghiệp trong nước bị quản lý rất chặt, trong khi các doanh nghiệp xuyên biên giới cung cấp dịch vụ thoải mái, có nhiều ưu đãi. Nhà nước vẫn chưa tạo được chính sách công bằng để các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh.

Tình trạng ưu đãi, bảo hộ ngược với các doanh nghiệp nội dung số nước ngoài khiến các doanh nghiệp trong nước không thể phát triển được nói đến rất nhiều trong mấy năm gần đây. Các doanh nghiệp xuyên biên giới nước ngoài như Facbook và Google đã chiếm lĩnh thị trường quảng cáo số ở Việt Nam. Hiện cả hai mạng xã hội này có tới 95 triệu người dùng ở Việt Nam, doanh thu ước đạt 370 triệu USD, nhưng các mạng chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam. Việc kiểm soát thông tin người dùng lỏng lẻo dẫn đến có nhiều thông tin vi phạm pháp luật được đăng tải tràn lan trên mạng xã hội, như quảng cáo liên quan đến sex, ma túy, súng đạn, thuốc tân dược tràn lan. Thông tin giả mạo, thông tin vi phạm bản quyền cũng được đăng tải mà không có sự kiểm soát.

Từ tháng 4/2018 tới nay, các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam rơi vào tình cảnh kinh doanh rất khó khăn do các nhà mạng dừng không cho thanh toán thẻ cào cho các dịch vụ nội dung số. Việc tạm dừng thanh toán thẻ cào khiến cả nhà mạng và doanh nghiệp nội dung số bị sụt giảm doanh thu.

Ngành game đã bị sụt giảm doanh thu nghiêm trọng sau khi nhà mạng đồng loạt dừng kênh thanh toán thẻ cào. Tổng công ty VTC bị sụt giảm tới 40% doanh thu dịch vụ game sau khi dừng thanh toán bằng thẻ cào. Các nhà mạng cũng bị ảnh hưởng mục tiêu doanh thu sau khi mất kênh thanh toán online cho dịch vụ nội dung. Trong đó, MobiFone bị ảnh hưởng nặng nhất trong số 3 nhà mạng, mất 10% doanh thu và 5% lợi nhuận.

Doanh thu VNPT cũng bị giảm 4% so với cùng kỳ, lũy kế 5 tháng đầu năm 2018 giảm 10% so với cùng kỳ năm trước do dừng thanh toán bằng thẻ cào cho các dịch vụ nội dung.

Dịch vụ truyền hình OTT Clip TV sau khi dừng thanh toán thẻ cào bị sụt giảm chừng 20% so với trước đây.

Các doanh nghiệp truyền hình, nội dung số đã đồng loạt lên tiếng đề nghị nhà nước xem xét cho phép mở lại kênh thanh toán thẻ cào cho các dịch vụ hợp pháp, nội dung cần khuyến khích phát triểnnhư giáo dục trực tuyến, truyền hình OTT, sách điện tử…

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận