Uber đối mặt với lệnh cấm tại Philippines nhưng vẫn tiếp tục hoạt động

Uber đối mặt với lệnh cấm tại Philippines nhưng vẫn tiếp tục hoạt động

Uber đối mặt với lệnh cấm tại Philippines nhưng vẫn tiếp tục hoạt động

Hội đồng Nhượng quyền và Lưu hành Vận tải Đường bộ (gọi tắt là LTFRB) gần đây đã tuyên bố sẽ đình chỉ hoạt động của Uber tại Philippines 1 tháng, sau khi người khổng lồ ứng dụng bắt xe đã phớt lờ một lệnh trước đó yêu cầu ngừng tuyển dụng và kích hoạt thêm tài xế mới trên nền tảng của mình.

LTFRB đã ra lệnh cho Uber “dừng và chấm dứt” hoạt động của mình - lệnh mà vốn ban đầu đã được Uber chấp thuận, theo một tweet mà hãng đăng tải vào sáng thứ Ba:

Uber đối mặt với lệnh cấm tại Philippines nhưng vẫn tiếp tục hoạt động

Uber đăng tải tweet nói rằng sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ từ 6 giờ sáng.

Tuy nhiên, ngay buổi chiều Uber lại công bố một tuyên bố mới, nói rằng mình sẽ “quay trở lại hoạt động” và đã nộp đơn đề nghị LTFRB xem xét lại lệnh cấm.

Uber đối mặt với lệnh cấm tại Philippines nhưng vẫn tiếp tục hoạt động

Nhưng đến chiều lại nộp đơn đề nghị xem xét lại lệnh cấm.

Theo báo cáo cho biết, Uber sở hữu trên dưới 66.000 phương tiện tại thủ đô Manila - và rất nhiều người trong thành phố phụ thuộc nặng nề vào dịch vụ của hãng.

Người sử dụng mạng xã hội đã hết sức cảnh bảo Uber không nên chống lại pháp luật và chính quyền.

Uber đối mặt với lệnh cấm tại Philippines nhưng vẫn tiếp tục hoạt động
Uber đối mặt với lệnh cấm tại Philippines nhưng vẫn tiếp tục hoạt động

Người dân Philippines đồng loạt cảnh báo Uber Philippines nên tuân thủ luật pháp nước này và sớm quay trở lại hoạt động

Nhiều khả năng người dân Philippines sẽ phải chuyển sang sử dụng Grab - một dịch vụ bắt xe phát triển mạnh mẽ tại châu Á và cũng là đối thủ chính của Uber tại Philippines. Khác với Uber, Grab tỏ đã tuân thủ theo đúng yêu cầu dừng tuyển dụng tài xế mới của chính quyền Manila.

Đây không phải lần đầu tiên Uber vi phạm luật giao thông vận tải quốc tế. Italy hồi đầu năm nay cũng đã đặt một lệnh cấm lên hãng này, tuy lệnh cấm sau đó đã tạm hoãn lại vì Uber đã chấp hành quy định. Tại Pháp, tăng trưởng của Uber cũng đang gặp khó khăn, khi mà chính quyền Paris nói rằng dịch vụ gọi xe này cũng cần phải đáp ứng được các yêu cầu về phí cấp phép và tiền bảo hiểm giống như taxi truyền thống.

Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn khi CEO Uber Travis Kalanick gần đây đã bị kiện bởi một trong những nhà đầu tư quan trọng nhất của hãng vì nghi vấn lừa đảo.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận