Vì sao Google không hề nhắc đến Android một lần trong toàn bộ sự kiện Pixel 3 vừa qua?

Vì sao Google không hề nhắc đến Android một lần trong toàn bộ sự kiện Pixel 3 vừa qua?

Vì sao Google không hề nhắc đến Android một lần trong toàn bộ sự kiện Pixel 3 vừa qua?

Trong buổi ra mắt Pixel 3 vừa diễn ra, Google không hề nhắc đến từ “Android” một lần nào

Trong sự kiện ra mắt smartphone Pixel hồi năm 2018, Google đã nhắc đến Android không dưới 8 lần, từ việc giới thiệu các tính năng của phiên bản Nougat mới nhất và những cập nhật nhanh mà bạn sẽ nhận được với phần cứng của Google.

Tuy nhiên, trong buổi ra mắt Pixel 3 vừa diễn ra, Google không hề nhắc đến từ “Android” một lần nào. Nghĩa là, Android không được Google đề cập đến một chút nào trong toàn bộ sự kiện.

Với tất cả những gì chúng ta thấy, Google đang cố gắng thiết lập các nhãn hiệu phần cứng và dịch vụ của riêng mình xoay quanh các từ như Pixel, Slate, Home Hub, Messages, Assistant và, tất nhiên, Chrome OS và Google, nhưng Android không hề xuất hiện trong bức tranh đó.

Một người "gần gũi" với các chiến lược tiếp thị của Google đã bật mí rằng thương hiệu Android chứng tỏ "không còn hiệu quả" nữa cho các phần cứng và dịch vụ hướng tới người dùng mà người khổng lồ tìm kiếm cố gắng trong những năm gần đây.

Do đó, Google đang có những cân nhắc trong nội bộ, loại bỏ thương hiệu Android cho các sản phẩm như vậy, mặc dù công ty đang phải đối phó với những phản đối đến từ những người Google có sự gắn bó thân thiết, tình cảm với Android.

Android đầu tiên do công ty Android phát triển và được Google hỗ trợ về mặt tài chính, sau này Google chính thức mua lại công ty vào năm 2005. Tới năm 2007 thì hệ điều hành Android được trình làng giới công nghệ. Đây có thể coi là động thái rõ rệt nhất của Google trong việc lấn sân vào thị trường thiết bị thông minh.

Andorid là hệ điều hành mã nguồn mở, và được Google phát hành mã nguồn theo giấy phép Apache (một loại giấy phép ít bị ràng buộc), hai yếu tố này đã giúp cho các nhà phát triển thiết bị, các nhà mạng, các lập trình viên nhanh chóng tiếp cận, điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do.

Có thể nói hành động Google “cho không” Android là một bước tiến lớn trong việc biến đứa con này trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới. Bằng chứng là về mặt ứng dụng, với bản chất “mở” của mình thì Android đã thu hút được một cộng đồng đông đảo các lập trình viên, chuyên viên phát triển ứng dụng.

Android chiếm 87,7% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào thời điểm quý 2 năm 2017, với tổng cộng 2 tỷ thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày. Sự thành công của hệ điều hành cũng khiến nó trở thành mục tiêu trong các vụ kiện liên quan đến bằng phát minh, góp mặt trong cái gọi là "cuộc chiến điện thoại thông minh" giữa các công ty công nghệ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận