Vì sao sau thời gian dài cứng rắn, Amazon cũng"chịu" tăng lương cho nhân viên?

Vì sao sau thời gian dài cứng rắn, Amazon cũng"chịu" tăng lương cho nhân viên?

"Ông trùm" bán lẻ trực tuyến Amazon đã vấp phải không ít chỉ trích của dư luận, thậm chí là của cả Tổng thống Mỹ Donald Trump về điều kiện làm việc của nhân viên. Do đó, họ đã quyết định tăng mức lương tối thiểu, một phần để "được tiếng" về chính trị. Thế nhưng, có một lý do khác khiến họ "tự nguyện" trả nhiều tiền hơn cho công nhân của mình.

Khi công bố kế hoạch tăng lương tối thiểu lên 15 USD/giờ (khoảng 350.000 đồng) cho tất cả nhân viên của Amazon ở Mỹ, Giám đốc điều hành Jeff Bezos đã miêu tả đây là hành động mang đậm tính nhân văn với mục đích chia sẻ nhiều hơn với nhân viên ngay trước mùa nghỉ lễ.

Phát biểu về vấn đề Amazon vấp phải phản ứng dữ dội trong cách đối xử với nhân viên, Jeff Bezos cho biết: "Chúng tôi đã lắng nghe ý kiến của các nhà phê bình về những việc mình muốn làm và quyết định rằng chúng tôi muốn là người dẫn đầu. Chúng tôi rất vui mừng về sự thay đổi này và khuyến khích các đối thủ cạnh tranh cũng như các nhà tuyển dụng lớn khác cũng thực hiện việc này cùng chúng tôi".

Vì sao sau thời gian dài cứng rắn, Amazon cũngchịu tăng lương cho nhân viên? - Ảnh 1.

Amazon trở thành "ông lớn" đi đầu trong việc tăng lương tối thiểu cho nhân viên.

Ngoài áp lực chính trị, các nhà kinh tế cho rằng Amazon sớm muộn cũng sẽ phải tăng lương cho nhân viên. Để cạnh tranh trong một thị trường lao động đầy căng thẳng, các công ty trên khắp nước Mỹ đều sẽ phải thực hiện những động thái tương tự.

Josh Wright, Chuyên gia kinh tế tại iCIMS Inc., một công ty phần mềm tuyển dụng cho biết: "Đó là vấn đề lớn ở chỗ nó có liên quan rất nhiều tới tình hình chính trị hiện tại và nơi mà thị trường lao động đang hướng tới".

Tình trạng thiếu hụt lao động ở Mỹ có vẻ như sẽ kéo dài qua mùa mua sắm dịp nghỉ lễ. Nói một cách đơn giản, các công ty cần phải đưa ra nhiều lợi ích hơn để thu hút công nhân khi các điều kiện lao động ngày càng trở nên chặt chẽ.

Martha Gimbel, Giám đốc nghiên cứu kinh tế cho trang web việc làm Indeed cho biết đây chỉ là một ví dụ về những gì được mong đợi trong thị trường lao động hiện tại và hy vọng các công ty khác sẽ có những động thái tương tự.

Gimbel nói: "Đây không chỉ là hiệu ứng của riêng Amazon mà khi một thứ gì đó trở nên khó tìm hơn, bạn sẽ phải trả thêm tiền để có được nó".

Chính sách này có thể sẽ không hiển thị trong dữ liệu tiền lương quốc gia trong tương lai gần. Nhà kinh tế Adam Ozimek của công ty đánh giá tín dụng Moody’s ước tính nó sẽ làm tăng thu nhập mỗi giờ trung bình ở Mỹ lên 1,2 cent (khoảng 278 đồng).

Ozimek cho biết: "Điều này phản ánh một xu hướng cơ bản trong tăng trưởng tiền lương, do đó, vấn đề tăng lương sẽ xảy ra ngay cả khi không có chính sách này. Tôi nghĩ rằng nó phản ánh một thị trường lao động chặt chẽ hơn là việc nó có khả năng tạo ra một thị trường lao động chặt chẽ".

Andrew Chamberlain, một nhà kinh tế học khác dự đoán rằng động thái của Amazon sẽ tạo ra áp lực ngay tức khắc đối với vấn đề tăng lương. Trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử - hai trụ cột quan trọng của Amazon, ông hy vọng mức lương sẽ được tăng nhanh hơn mức trung bình quốc gia.

"Khi đã có động thái như vậy, nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ đã đặt các công ty khác vào thế bất lợi cạnh tranh".

Và với tình trạng thiếu hụt lao động trong nền kinh tế như hiện nay, những thay đổi về lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử có khả năng gây ra hiệu ứng gợn sóng do họ có thể sẽ thu hút công nhân từ các ngành khác về làm việc cho mình.

Chamberlain nhận xét: "Những chính sách và quan điểm tương tự như thế này thực sự có ảnh hưởng. Amazon là một con cá lớn trong bể và sẽ tạo ra tầm ảnh hưởng sâu rộng trong tương lai".

Theo Trí Thức Trẻ/BI

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận