Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về mua sắm trực tuyến

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về mua sắm trực tuyến

 thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến, TMĐT, MasterCard, Khảo sát, khảo sát thị trường,

Khảo sát được thực hiện tại 14 quốc gia trong khu vực Châu Á/TBD (Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam).
Tổng cộng 8.738 người tiêu dùng đã được khảo sát vào tháng 11/2016.

Theo Mastercard, tuy chỉ có 34% người tiêu dùng Việt Nam tham gia khảo sát cảm thấy an toàn khi mua sắm qua mạng, nhưng khi được hỏi thì có đến 96.2% người tiêu dùng trả lời sẽ thực hiện thêm ít nhất một giao dịch mua sắm trực tuyến trong nửa đầu năm 2017. Chỉ số này của Việt Nam xếp thứ hai trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc (97.3%).

Cùng đó, mặc dù 50% người tiêu dùng tại Châu Á/TBD cảm thấy an toàn khi mua sắm qua mạng, yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc thu hút người tiêu dùng trong khu vực mua sắm trực tuyến vẫn là việc mang lại những phương tiên thanh toán an toàn (85.9%), song song đó là giá cả (85.5%) và sự tiện lợi (85.1%). Điều này được thể hiện rõ nhất tại Indonesia (95.3%), kế tiếp là Philippines (92.2%), Đài Loan (91.5%) và Malaysia (91.2%).

Ông Ben Gilbey - Phó Chủ tịch Cấp Cao, Bộ phận Thanh toán và Nghiên cứu, khu vực Châu Á/TBD, Mastercard nhận định: “Người tiêu dùng tại Châu Á/TBD muốn có nhiều tiện lợi và an toàn hơn khi mua sắm trực tuyến. Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng đa số người tiêu dùng cảm thấy an toàn khi mua sắm qua mạng, chúng ta không thể ngừng phát triển những giải pháp nhằm giải quyết và ngăn chặn những nỗi lo tiềm ẩn về an toàn và an ninh khi thanh toán,”

Đại diện Mastercard cũng cho biết, trong nỗ lực mang đến những những trải nghiệm thương mại điện tử nhanh chóng, đơn giản, thông suốt và an toàn, MasterCard sẽ kết hợp với các đối tác để phát triển ví kỹ thuật số và thanh toán sinh trắc học.

Một số kết quả khác từ khảo cứu này:

• Để thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử trong khu vực, còn nhiều việc có thể thực hiện nhằm cải thiện trải nghiệm mua sắm của người dùng, đứng đầu là miễn phí hoặc tính phí giao hàng thấp (62.9%), đảm bảo giao dịch an toàn (45.9%) và giảm thiểu những sự cố trong quy trình giao dịch (44.1%) của những nhà bán lẻ quần áo và phụ kiện dẫn đầu danh mục các website được ghé thăm nhiều nhất, tiếp theo là các siêu thị trực tuyến (37.3%), và những cửa hàng ứng dụng (36.9%).
• Khi chọn lựa địa điểm mua sắm trực tuyến, đa số người tiêu dùng trong khu vực Châu Á/TBD thường nghe lời giới thiệu từ bạn bè và gia đình (36.1%), kế đến là các trang mạng xã hội (27.4%) và những nguồn tin truyền thống và trực tuyến (17.5%). Trái lại, tại Thái Lan (52.4% vs. 15.1%), Malaysia (39% vs. 24.2%), Philippines (34.1% vs.33.5%) và Indonesia (32.1% vs. 25.9%), người tiêu dùng xem các trang mạng xã hội có sức ảnh hưởng hơn những lời giới thiệu truyền miệng.
• Mùa lễ hội cuối năm – Ngày thứ Sáu đen tối, Thứ Hai Điện Tử, Ngày Độc Thân, Lễ Giáng Sinh, và ngày Tặng Qùa (Boxing Day) là thời điểm mua sắm trực tuyến nhộn nhịp nhất trong năm. Người tiêu dùng trong khu vực mua sắm thường xuyên nhất vào những tháng 12 (22.1%), tháng 11 (17.3%) và tháng 10 (14%). 

• Đa số người tiêu dùng trong khu vực Châu Á/TBD (53.9%) cảm thấy an toàn khi mua sắm qua mạng, đặc biêt là tại Ấn Độ (72.1%), Indonesia (66.4%), Trung Quốc (63.5%), Úc (62.2%) và New Zealand (59.8%). Mặt khác, người tiêu dùng tại Việt Nam (34%), Hàn Quốc (34.6%), Nhật Bản (36.6%) và Hồng Kông (37.4%) cảm thấy lo lắng về sự an toàn khi mua sắm trực tuyến hơn.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận