Xiaomi có thể sẽ là ‘người hùng’ mà GoPro tìm kiếm

Xiaomi có thể sẽ là ‘người hùng’ mà GoPro tìm kiếm

Xiaomi có thể sẽ là ‘người hùng’ mà GoPro tìm kiếm

Nhà sáng lập kiêm CEO của GoPro – Nick Woodman đã làm được một điều rất tuyệt vời khi tạo ra một hướng đi lạc quan hơn cho camera – Camera hành động, trong thời điểm mà ngành công nghệ đang phải vật lộn với việc kết hợp camera và điện thoại. Tuy nhiên những mẫu camera hành động của GoPro không còn hấp dẫn nữa khi mà người dùng chẳng còn mấy mặn mà.

Vấn đề của GoPro là ở chỗ họ đã không có nhiều đột phá trong suốt 16 năm. Dòng sản phẩm của GoPro không có sự thay đổi đáng kể mà chỉ lặp đi lặp lại những mẫu camera nhỏ gọn, doanh thu chủ yếu vẫn đến từ thị trường nội địa. Cụ thể, năm 2004, khi GoPro trình làng camera đầu tiên, sản phẩm nổi bật nhất của Apple khi ấy là iPod. Và giờ đây, khi GoPro vẫn đang giậm chân lại chỗ vơi camera, Apple đang kiếm hàng núi tiền từ iPhone cũng như các sản phẩm khác.

Xiaomi có thể sẽ là ‘người hùng’ mà GoPro tìm kiếm

Việc kết hợp với một hãng sản xuất thiết bị khác chính là tương lai có thể thấy được của GoPro

GoPro cũng có một vài nỗ lực để đa dạng hóa sản phẩm nhưng đều thất bại. Năm 2016, hãng này gia nhập thị trường thiết bị bay không người lái , nhưng chỉ duy trì được trong 15 tháng trong bối cảnh DJI và các hãng drone khác đã và đang thống trị thị trường.

Trái ngược với GoPro, Xiaomi lại không bao giờ chịu đứng yên. Startup Trung Quốc này còn tạo ra hẳn một hệ sinh thái với sự tham gia của nhiều startup nhỏ khác. Các sản phẩm mà Xiaomi cung cấp trải rộng từ smartphone tới nồi cơm điện, máy lọc không khí và thậm chí cả cân điện tử, giày thông minh và camera hành động. Theo thông tin từ Information, Xiaomi sẵn sàng bỏ ra khoảng 1 tỷ USD để thâu tóm GoPro.

Xiaomi có thể sẽ là ‘người hùng’ mà GoPro tìm kiếm

Nick Woodman - CEO của Gopro

Việc kết hợp với một hãng sản xuất thiết bị khác chính là tương lai có thể thấy được của GoPro. GoPro có thể kết hợp camera của họ với các thiết bị như MiBox của Xiaomi cũng như routers và các thiết bị kết nối khác mà Xiaomi phát triển. Với sự hỗ trợ từ Xiaomi, các sản phẩm của GoPro có thể được bán với giá rẻ hơn. Cùng với đó, các kênh phân phối rộng rãi của Xiaomi cũng sẽ giúp GoPro thâm nhập tốt hơn vào thị trường châu Á.

Về phần Xiaomi, việc chi ra 1 tỷ USD sẽ không ảnh hưởng đến bảng cân đối tài chính của họ mà lợi nhuận hứa hẹn sẽ mang lại là “bao la”. CEO Lei Jun và các cộng sự đang chuẩn bị cho đợt IPO đầu tiên nên việc sở hữu một thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ sẽ giúp Xiaomi nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà đầu tư.

Xiaomi có thể sẽ là ‘người hùng’ mà GoPro tìm kiếm

Lei Jun - CEO của Xiaomi

Thương vụ này không chỉ giúp Xiaomi thâm nhập vào thị trường Mỹ mà còn các kênh phân phối toàn cầu nơi đã giúp mang lại 46% doanh thu cho GoPro. Hệ thống 30.000 cửa hàng tại 100 quốc gia của GoPro sẽ giúp Xiaomi giảm sự phụ thuộc vào các thị trường châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, lời cảnh báo lớn nhất cho Xiaomi là đừng vội vàng bỏ thương hiệu GoPro và đặt thương hiệu của mình lên tất cả mọi sản phẩm. Xiaomi cần vạch ra một chiến lược đa thương hiệu, giữ chân nhóm phát triển GoPro và để họ tiếp tục làm việc ở California. Bằng cách ấy, Xiaomi có thể tiếp tục giúp họ mở rộng sang các dòng sản phẩm mới dưới thương hiệu GoPro.

Xiaomi có thể sẽ là ‘người hùng’ mà GoPro tìm kiếm

Tất nhiên, tất cả những điều trên chỉ xảy ra khi các cơ quan quản lý của Mỹ phê duyệt thương vụ này. Bởi lẽ, các vụ mua lại và sát nhập xuyên biên giới như thế này luôn chịu tác động xấu bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận