Xiaomi của Trung Quốc lần đầu tiên chào bán công khai 10 tỷ USD IPO tại Hồng Kông

Xiaomi của Trung Quốc lần đầu tiên chào bán công khai 10 tỷ USD IPO tại Hồng Kông

Xiaomi của Trung Quốc lần đầu tiên chào bán công khai 10 tỷ USD IPO tại Hồng Kông

Quy trình IPO của gã khổng lồ Trung Quốc Xiaomi đã chính thức khởi động khi công khai bán cổ phiếu tại Sàn giao dịch chứng khoán của Hồng Kông.

Tuy trong bản dự thảo đầu tiên của hồ sơ không bao gồm các chi tiết tài chính nhưng theo báo cáo của tờ  South China Morning Post, công ty 8 năm tuổi này đang dự kiến huy động ít nhất 10 tỷ USD và định giá có thể lên đến 100 tỷ USD.

Ngoài IPO tăng ở mức lớn nhất thế giới của Tập đoàn Alibaba tại New York trong năm 2014, thì Xiaomi của Trung Quốc có thể là công ty công nghệ lớn thứ 3 trong việc thu hút được vốn từ thị trường và đang có tham vọng vươn lên vị trí số 1 thế giới.

Những tiềm năng nào có thể đưa IPO của Xiaomi lớn nhất thế giới?

Xiaomi hoạt động khác biệt với hầu hết các công ty khác ở chỗ bán điện thoại và các thiết bị thông minh ở mức lợi nhuận thấp, còn lợi nhuận chủ yếu dựa vào các dịch vụ và các thành phần thu lợi khác. Ví dụ như Xiaomi còn hoạt động chuỗi kinh doanh bán lẻ của riêng mình và các dịch vụ Internet như thanh toán và phát trực tuyến. Chiến lược này được CEO Lei Jun gọi là "Bộ 3 phối hợp" - nhằm tập trung vào phát triển dịch vụ kể từ khi Công ty giới hạn lợi nhuận ròng tối đa cho phần cứng là 5%.

Xiaomi cho biết đã có hơn 190 triệu người sử dụng phiên bản MIUI  - bản stock và hệ điều hành bao gồm nhiều tính năng, có thể tùy chỉnh giao diện  cho các điện thoại thông minh và máy tính bảng Android. Trong khi đó công ty cũng bán được hơn 100 triệu thiết bị kết nối như đồng hồ thông minh, dây đeo fitness hay cân thông minh và nhiều sản phẩm khác. Xiaomi còn tuyên bố rằng mỗi người dùng sử dụng điện thoại của họ 4,5 giờ mỗi ngày và hiện có 1,4 triệu khách sở hữu 5 thiết bị được kết nối trở lên.

Xiaomi của Trung Quốc lần đầu tiên chào bán công khai 10 tỷ USD IPO tại Hồng Kông

Phần mềm MIUI trên Android có thể tùy chỉnh thay đổi giao diện nền.

Thế nhưng, dựa trên các lô hàng điện thoại thông tin trên toàn cầu và theo hãng phân tích IDC thì Xiaomi là một trong số rất ít các công ty chuyên sản xuất thiết bị gốc OEM (những hãng thực sự sản xuất một sản phẩm) mặc dù sản phẩm đó lại mang nhãn hiệu của hãng khác - điều khiến doanh số bán hàng tại Trung Quốc bị chậm lại.

Xiaomi còn sở hữu một danh sách tài chính khá ấn tượng

Từ một dự án khởi nghiệp nhỏ, Xiaomi trở thành đế chế công nghệ với doanh thu 16 tỷ USD chỉ trong vòng 8 năm. Năm 2016, Công ty từng gặp khó khăn nhưng nhờ cải tiến mô hình bán hàng và mở rộng ở Ấn Độ, nhằm canh tranh với Samsung, Xiaomi đã đạt được hơn 23 tỷ USD, trong khi năm 2015 là hơn 22,3 tỷ USD.

Vào năm 2017, doanh thu đạt 18 tỷ USD tuy công ty đã công bố khoản lỗ 6,9 tỷ USD vì phát hành cổ phiếu ưu đãi cho các nhà đầu tư hết 1,8 tỷ USD. Và diễn biến tài chính vẫn tiếp tục tăng trưởng lành mạnh, lợi nhuận hoạt động tăng 12,2 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm trước. Thời gian sau này điện thoại thông minh lại trở thành đại diện cho phần lớn doanh số ở mức 70%, các thiết bị thông minh khác chiếm 20% và 10% doanh số còn lại thuộc về lĩnh vực dịch vụ.

Xiaomi của Trung Quốc lần đầu tiên chào bán công khai 10 tỷ USD IPO tại Hồng Kông

Màu xanh lá: Doanh thu hàng năm; Xanh dương: Lợi nhuận hoạt động; Cam: Lợi nhuận/Lỗ ròng.

Mặc dù Trung Quốc là thị trường doanh thu chính nhưng Xiaomi đang ngày càng ít phụ thuộc vào quê hương của mình. Năm 2015 và 2016 doanh số tại Trung Quốc lần lượt chiếm 94% và 87% nhưng vào năm 2017, doanh số chỉ còn lại 72%. Trong khi đó Ấn Độ là liên doanh thành công nhất đối với Công ty, thị trường này đã mang Xiaomi trở thành thương hiệu smartphone lên vị trí số 1 dựa trên thị phần, đồng thời gã khổng lồ này cũng cam kết sẽ tăng gấp đôi các lĩnh vực khác trên toàn cầu.

Điều thú vị là Xiaomi là nhãn hiệu không "ưa chuộng" thị trường Mỹ, trong khi đó lại cam kết đưa 30% IPO của mình trên toàn Đông Nam Á, Nga và các khi vực khác. Còn tại Mỹ, Công ty chủ yếu bán phụ kiện chứ không phải mặt hàng điện thoại.

Phương thức hoạt động của Xiaomi là dành 30% cho R&D (Nghiên cứu và phát triển), 30% nữa sẽ được đầu tư vào internet và hệ sinh thái cho sản phẩm thông minh, 10% còn lại là vốn lưu động. Tuy nhiên, Xiaomi không bao giờ tiết lộ tỷ lệ phần trăm mà các nhà đầu tư lớn nắm giữ, nhưng CEO Lei Jun được cho là một trong những cố đông có tầm ảnh hưởng quan trong nhất. IPO của Xiaomi có thể mang CEO thành người giàu nhất Trung Quốc, theo các báo cáo tổng hợp cho thấy hiện Lei Jun iểm soát hơn 75% cổ phần.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận