Công nghệ bảo mật nào tốt nhất trên smartphone hiện nay?

Công nghệ bảo mật nào tốt nhất trên smartphone hiện nay?

Nhận diện khuôn mặt

Thực ra, tính năng nhận diện khuôn mặt không phải là mới. Nó xuất hiện lần đầu tiên trên Android với phiên bản Ice Cream Sandwich, còn được gọi là Android 4.0. Tính năng này sử dụng camera trước của thiết bị để chụp ảnh khuôn mặt người dùng sau đó sử dụng để mở khóa thiết bị. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của tính năng này là phụ thuộc vào ánh sáng phía trước để có thể chụp được ảnh khuôn mặt người dùng. Bên cạnh đó, chất lượng camera và khoảng cách giữa máy và mặt của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến tính năng này.

Gần đây, tính năng tương tự được giới thiệu trên iPhone X với tên gọi Face ID. Tuy nhiên, theo các chuyên gia từ Androidpit thì đây cũng chỉ là cách gọi mới cho một tính năng được cải tiến mà thôi.

Công nghệ bảo mật nào tốt nhất trên smartphone hiện nay? - 1

Face ID tính năng nhận diện khuôn mặt trên iPhone X.

2. Quét vân tay

Đây là một phương pháp bảo mật sinh trắc học khá phổ biến hiện nay trên các smartphone. Hoạt động của tính năng này sẽ phụ thuộc vào chất lượng và vị trí của cảm biến. Với các thiết bị khác nhau, tốc độ nhận diện vân tay cũng sẽ khác nhau.

Về mức độ bảo mật, đây là phương pháp phổ thông được cho là an toàn nhất cho đến thời điểm hiện tại. Việc một người khác muốn đăng nhập vào máy của bạn sẽ trở nên rất khó khăn bởi vì tỉ lệ trùng dấu vân tay giữa hai người trên thế giới là vô cùng thấp.

Công nghệ bảo mật nào tốt nhất trên smartphone hiện nay? - 2

Quét vân tay là phương pháp bảo mật sinh trắc học khá phổ biến hiện nay trên các smartphone.

3. Quét mống mắt

Đây cũng là một phương pháp bảo mật sinh trắc học đang được ưa chuộng, không chỉ với smartphone mà còn ở nhiều lĩnh vực khác như ngân hàng, an ninh. Về cơ bản, nó tương tự như đầu đọc dấu vân tay, yêu cầu người dùng phải có mật khẩu đăng ký thứ hai trong trường hợp không thể mở khóa điện thoại của mình. Với Galaxy S8 và Note 8, các máy quét vân tay và mống mắt không thể được kích hoạt cùng lúc. Vì vậy, phương pháp mở khóa thứ 2 ở các thiết bị này phải là Pin hoặc mật khẩu bằng chữ số.

Phương pháp này cũng bị ảnh hưởng bởi ánh sáng và vị trí mắt của người dùng, tương tự như với nhận diện gương mặt. Các sản phẩm mới đây đã góp phần cải thiện hạn chế này khi có thể nhận diện mống mắt người dùng trong những điều kiện ánh sáng yếu.

Một số đối tượng sẽ gặp khó khăn khi sử dụng tính năng này bao gồm người già, người có vấn đề về mắt như cận thị, loạn thị,…

Công nghệ bảo mật nào tốt nhất trên smartphone hiện nay? - 3

Quét mống mắt là một phương pháp bảo mật sinh trắc học đang được ưa chuộng.

4. Smart Lock

Khóa thông minh (Smart Lock) được giới thiệu lần đầu trên Android 5.0 Lollipop và đã được cập nhật trong phiên bản mới nhất. Tính năng này giúp tự động khóa điện thoại hoặc máy tính bảng của người dùng khi thiết bị không ở bên cạnh bạn và mở khóa khi an toàn. Bạn có thể mở khóa Android dựa trên kết nối Bluetooth hoặc NFC, vị trí đáng tin cậy, khi bạn mang theo thiết bị bên mình hoặc khi thiết bị nhận dạng được khuôn mặt hoặc giọng nói của bạn.

Với Smart Lock, bạn có thể mở khóa ngay cả khi nó có ở trong túi của bạn. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp bảo mật này là ai cũng có thể truy cập vào điện thoại của bạn khi thiết bị ở một trong những địa điểm tin cậy được cho là an toàn hoặc thậm chí kết nối với một thiết bị Bluetooth khác. 

Công nghệ bảo mật nào tốt nhất trên smartphone hiện nay? - 4

Với Smart Lock, bạn có thể mở khóa ngay cả khi nó có ở trong túi của bạn. 

5. Pin

Mã Pin là phương pháp khá cổ điển dùng để bảo mật các thiết bị smartphone, không chỉ riêng với Android. Tuy nhiên, sẽ khó khăn với người dùng nếu lỡ quên mật khẩu để mở Pin. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể sẽ mất hàng giờ đồng hồ để có thể mở khóa thiết bị của mình.

Công nghệ bảo mật nào tốt nhất trên smartphone hiện nay? - 5

Mã Pin là phương pháp khá cổ điển dùng để bảo mật các thiết bị smartphone.

6. Vẽ mẫu hình

Với công nghệ bảo mật này, người dùng chỉ cần vẽ đúng hình mẫu cài đặt ban đầu là có thể mở máy nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là nếu vẽ sai có thể bị khóa máy tạm thời. Tay ướt cũng sẽ khó khăn trong việc vẽ mẫu hình hoặc những hành động vô tình chạm vào màn hình cũng có thể khiến máy hiểu nhầm là người dùng đang bắt đầu vẽ khóa.

Công nghệ bảo mật nào tốt nhất trên smartphone hiện nay? - 6

Bạn có thể sử dụng bất kỳ chuỗi ký tự bao gồm chữ và số để mở khóa thiết bị.

7. Mật khẩu

Đây là một trong những phương pháp bảo mật mở khóa điện thoại lâu đời nhất nhưng cũng là an toàn nhất được sử dụng bởi nhiều người dùng. Bạn có thể sử dụng bất kỳ chuỗi ký tự bao gồm chữ và số để mở khóa thiết bị. Thực chất, nó chỉ là một dạng phát triển của mã Pin. Vì vậy, việc khôi phục là hoàn toàn có thể trong những trường hợp bạn lỡ quên mất.

Kết luận: Phương pháp bảo mật nào tốt nhất cho smartphone?

Công nghệ quét mống mắt, Smart Lock hay nhận diện gương mặt và quét vân tay là các phương pháp bảo mật sinh trắc học hiện đại nhất cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nó vẫn phải cần đến phương pháp bảo mật thứ 2 để mở khóa như mã Pin, mật khẩu trong những trường hợp phương pháp 1 bị vô hiệu.

Thực tế, dù rất hiện đại nhưng các công nghệ này cũng không tránh khỏi những nhược điểm nhất định. Ví dụ, Face ID trên iPhone X mới đây, đỉnh cao công nghệ bảo mật khi kết hợp giữa nhận diện gương mặt với quét mống mắt (chỉ mở khóa khi người dùng nhìn thẳng vào máy) cũng đã có chút trục trặc ngay trong buổi lễ ra mắt của mình khi không thể mở khóa cho người dùng.

Mặc dù những công nghệ bảo mật hiện đại ngày nay như quét dấu vân tay và bảo mật mống mắt mang lại sự an toàn cho người sử dụng, nhưng có rất nhiều cách để đánh lừa công nghệ hiện đại này. Những nhận định trên hoàn toàn có cơ sở khi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Chaos Computer Club mới đây đã chứng minh dễ dàng "đánh bại" công nghệ máy quét mống mắt của Samsung Galaxy S8. Quy trình này được thực hiện khá đơn giản: Một bức ảnh của đối tượng được lấy từ một khoảng cách vừa phải bằng một máy ảnh số (sử dụng chế độ ban đêm, hoặc bỏ qua chế độ lọc hồng ngoại). Sau đó, in bức ảnh ra bằng một máy in laser Samsung. Và cuối cùng, một ống kính áp tròng được đặt phía trên phần mống mắt để mô phỏng một vật thể ba chiều.

Kèm theo đó, việc phải nhớ thêm một lớp bảo vệ thứ hai có thể là điều không thú vị cho lắm với các tín đồ công nghệ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận