15 cách bảo vệ tài khoản Gmail an toàn

15 cách bảo vệ tài khoản Gmail an toàn

Gmail là dịch vụ hòm thư điện tử được sử dụng khá phổ biến trong các cơ quan, công sở và trường học ngày nay. Trong trường hợp người dùng mất tài khoản Gmail, đồng nghĩa rằng nhiều thông tin nhạy cảm có thể rơi vào tay kẻ gian, hoặc tài khoản đó sẽ trở thành công cụ lừa đảo những người thân quen, bạn bè, đồng nghiệp xung quanh.

Thực tế các cuộc tấn công mạng thông qua Gmail đang có xu hướng gia tăng và các tin tặc ngày nay cũng ngày càng tinh vi hơn trong việc tấn công email của bạn. Hơn nữa với Gmail, người dùng chỉ cần sở hữu một tài khoản là có thể truy cập tất cả các sản phẩm của Google, và lộ mật khẩu Gmail đồng nghĩa lộ nhiều tài khoản dịch vụ khác.

Tuy nhiên, chỉ với các bước từ cơ bản đến cao cấp được Nhóm Cộng tác viên của Diễn đàn Google điểm lại bên dưới đây, bạn sẽ có thể bảo vệ tài khoản Gmail an toàn hơn rất nhiều.

11 cách bảo mật Gmail tốt nhất từ chuyên gia Google

Bước 1: Kiểm tra virus và phần mềm độc hại (viruses and malware)

Hãy luôn sử dụng một phần mềm diệt virus uy tín; thường xuyên chạy quy trình quét bằng phần mềm diệt virus đáng tin cậy. Nếu quá trình quét phát hiện bất kỳ chương trình hoặc ứng dụng đáng ngờ nào, hãy xóa chúng ngay lập tức. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại Trung tâm an toàn của Google.

Bước 2: Chọn mật khẩu mạnh và không trùng với trang khác

Hãy luôn chọn mật khẩu dễ nhớ, nhưng viết một cách khó hơn, gồm chữ cái, số và ký tự đặc biệt, ví dụ: @nhy3u3m (Anh Yêu Em).

Hoặc chúng ta có thể thêm tiền tố để dễ nhớ hơn với các trang, ví dụ đặt mật khẩu Gm@il@nhy3u3m (GmailAnhYeuEm) cho Gmail. Như vậy mỗi trang sẽ có một mật khẩu.

Lưu ý: Không nên đặt mật khẩu là ngày sinh hoặc số điện thoại, vì mật khẩu số rất dễ đoán và hacker có thể dò ra một cách dễ dàng.

Mẹo nhỏ: Bạn có thể thay đổi mật khẩu định kỳ vài tháng một lần để đảm bảo tính bảo mật.

Bước 3: Nên có ít nhất khoảng 2 tài khoản Gmail

Mỗi người nên có ít nhất khoảng 2 tài khoản Gmail:

Một tài khoản công khai, dùng cho các hoạt động trên Internet. Tài khoản này có thể được dùng để gửi email với bạn bè, người thân, hay đăng ký các dịch vụ như Facebook, các diễn đàn, hoặc các trang mua sắm thông thường, v.v...

Một tài khoản bí mật chỉ mình bạn biết. Tài khoản này dùng để đăng ký các dịch vụ quan trọng như ngân hàng điện tử và dùng làm tài khoản khôi phục cho tài khoản công khai.

  • Việc tạo tài khoản cũng khá đơn giản và nhanh chóng, chỉ mất vài phút là bạn đã có một tài khoản riêng cho mình rồi.

Bước 4: Đăng ký xac minh 2 bước.

Xac minh 2 bước là lớp bảo vệ bổ sung cho tài khoản Gmail của bạn. Điều này rất quan trọng nếu bạn sử dụng hoặc đăng nhập Gmail của mình trên máy tính công cộng tại quán net hay tiệm photocopy...

Bạn sẽ có nhiều phương án bảo vệ cho tài khoản của mình theo thứ tự ưu tiên sau:

Khóa bảo mật: giá 6 USD.

Ứng dụng Google Authenticator: miễn phí, dành cho smartphone

Tạo và in mã dự phòng rồi cất vô nơi an toàn (ví tiền, két sắt, v.v).

Số điện thoại dự phòng.

Bất cứ khi nào bạn đăng nhập vào tài khoản Google của mình từ một thiết bị không xác định, Google sẽ yêu cầu bạn thực hiện bước xác minh tương ứng với lựa chọn xac minh 2 bước mà bạn đã cài đặt.

Nếu đó là máy tính bạn sử dụng thường xuyên và không muốn lặp lại bước xác minh mỗi lần đăng nhập, bạn có thể đánh dấu vào ô "Không hỏi lại đối với thiết bị này".

Khi sử dụng xác minh 2 bước thì đừng quên tải xuống mã dự phòng. Bạn có thể sử dụng mã dự phòng trong trường hợp bạn không có quyền truy cập vào điện thoại của mình. Hãy lưu nó một nơi an toàn.

Ở diễn đàn có rất nhiều trường hợp dùng xác minh 2 bước rồi bị mất điện thoại hay không thể sử dụng điện thoại ở thời điểm đó dẫn đến việc khó khăn trong truy cập tài khoản của mình. Nên các bạn lưu ý điểm này nhé!

Bước 5. Thêm tùy chọn khôi phục tài khoản

Trường hợp bạn quên mật khẩu hoặc có ai đó đang sử dụng tài khoản của bạn hoặc tài khoản của bạn bị khoá vì một lý do khác, tùy chọn khôi phục tài khoản sẽ giúp bạn đặt lại mật khẩu.

Tùy chọn khôi phục tài khoản sẽ có hai lựa chọn:

Số điện thoại khôi phục. Nên chọn số điện thoại vì: nhận được tin nhắn văn bản; chỉ thuộc về bạn, bạn sử dụng thường xuyên và luôn mang theo mình.

Email khôi phục. Nên chọn email vì: bạn sử dụng thường xuyên; khác với địa chỉ bạn sử dụng để đăng nhập vào tài khoản Google của mình.

Bước 6: Hoàn thành kiểm tra bảo mật

Truy cập vào Tài khoản Google của bạn. Trong phần "Bảo mật", hãy tìm mục "Kiểm tra bảo mật" và chọnBắt đầu. Sau đó làm theo các bước trên màn hình.

Tại đây, Google sẽ có các bước nhằm kiểm tra hoạt động bất thường và bảo vệ tài khoản. Hãy chắc rằng các bước đều được đánh dấu tích màu xanh lá, biểu thị hoàn tất kiểm tra và tài khoản được bảo mật.

Bước 7: Xem Hoạt động tài khoản trên Gmail

Việc xem Hoạt động của tài khoản giúp bạn kiểm tra xem có ai đang truy cập tài khoản Gmail của bạn hay không. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng khả năng xảy ra điều này là rất nhỏ, nhưng tốt hơn hết, hãy kiểm tra theo các bước sau:

Trên máy tính, mở Gmail.

Ở dưới cùng bên phải, nhấp vào Chi tiết.

Mẹo: Bạn cũng có thể truy cập trang Sự kiện bảo mật gần đây để xem các cập nhật bảo mật cho toàn bộ Tài khoản Google của bạn; cửa sổ này hiển thị cho bạn các vị trí khác nhau mà bạn đã đăng nhập tài khoản. Hãy đảm bảo không có địa điểm lạ trong danh sách. Bạn cũng có thể thay đổi tùy chọn cảnh báo về việc "Hiển thị cảnh báo cho hoạt động bất thường".

b1-huong-dan-bao-mat-gmail-tot-nhat-cach-bao-ve-gmail-cach-bao-ve-tai-khoan-gmail-an-toan.png

Nguồn ảnh: Nhóm Cộng tác viên Diễn đàn Google.

Nếu phát hiện bất cứ địa điểm bất thường, hãy chọn Đăng xuất khỏi tất cả các phiên web khác, và Thay đổi mật khẩu của bạn ngay lập tức, sau đó làm theo các mẹo bảo mật Gmail để giúp bảo vệ tài khoản của bạn.

Bước 8: Kiểm soát hoạt động của tài khoản

Để giúp các dịch vụ của Google trở nên hữu dụng hơn cho bạn, Google thu thập dữ liệu liên quan đến tài khoản của bạn.

Ví dụ: Google có thể lưu lại bạn đã tìm kiếm những từ khóa nào (và từ đó giúp tối ưu kết quả tìm kiếm). Nếu bạn cảm thấy những tính năng này là không cần thiết, bạn có thể tắt chúng đi.

Bạn có thể kiểm soát và cho phép Google thu thập những thông tin liên quan bằng cách truy cập vào mục Kiểm soát hoạt động, bật hoặt tắt các mục Hoạt động web và ứng dụng và Lịch sử xem YouTube, Thông tin thiết bị.

Thông tin được thu thập sẽ được lưu về Hoạt động của tài khoản.

Bước 9: Kiểm tra phần cài đặt trong chuyển tiếp thư Gmail

Hãy kiểm tra định kỳ cài đặt chuyển tiếp thư của bạn để tránh thư và thông tin bị chuyển tiếp đến địa chỉ mà bạn không biết.

Trường hợp bạn không cài đặt chuyển tiếp nhưng nhận được thông báo thư của bạn đang được chuyển tiếp đến địa chỉ bạn không biết, hãy thay đổi mật khẩu của bạn ngay lập tức. Một người nào khác có thể đã có quyền truy cập vào tài khoản Gmail của bạn. Sau đó tắt cài đặt chuyển tiếp thư.

Bước 10: Nhận biết và báo cáo thư lừa đảo

Người gửi thư lừa đảo thường sẽ giả danh một trang mạng xã hội hoặc những trang bán hàng online để yêu cầu bạn gửi các thông tin cá nhân của bạn cho họ.

Ví dụ: một kẻ lừa đảo có thể gửi cho bạn một email trông giống như từ ngân hàng của bạn để bạn cung cấp cho họ thông tin về tài khoản ngân hàng của bạn.

Làm sao để nhận biết thư lừa đảo? Đừng tin vào các lời ngon tiếng ngọt hoặc những khuyến mãi hấp dẫn trong thư, mà hãy chú ý xem thư có yêu cầu bạn cung cấp các thông tin sau hay không:

Tên người dùng và mật khẩu, bao gồm cả thay đổi mật khẩu

Số an sinh xã hội

Số tài khoản ngân hàng

Số CMND

Số thẻ tín dụng

Ngày sinh của bạn

Quan trọng:Google hoặc Gmail sẽ không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp loại thông tin này trong email.

Nếu bạn thấy thư yêu cầu những thông tin này, đừng nhấn vào bất cứ đường link nào, mà hãy báo cáo thư lừa đảo theo các bước sau:

Trên máy tính, hãy truy cập vào Gmail.

Mở thư.

Bên cạnh biểu tượng Trả lời , hãy nhấp vào Thêm.

Lưu ý: Nếu bạn đang sử dụng Gmail cổ điển, hãy nhấp vào Mũi tên xuống .

Nhấp vào Báo cáo lừa đảo.

Bước 11: Kiểm tra cài đặt tài khoản thường xuyên

Tại trang Tài khoản của tôi, các bạn có thể tìm thấy hầu hết các cài đặt để bảo vệ tài khoản của mình.

Giống như kiểm tra sức khỏe định kỳ, hãy lên lịch kiểm tra định kỳ tài khoản 3 tháng một lần và xem xét các cài đặt xem có cần phải điều chỉnh hay không.

Bước 12: Xem và kiểm soát quyền truy cập bên thứ ba

Một số dịch vụ của bên thứ ba, như mạng xã hội, dịch vụ phát nhạc trực tuyến và mua sắm trực tuyến, cho phép bạn kết nối Tài khoản Google của mình để nâng cao trải nghiệm sử dụng. Khi bạn kết nối Tài khoản Google của mình với một dịch vụ của bên thứ ba, dịch vụ đó có thể gửi thông tin tới Google. Các dịch vụ của bên thứ ba có thể cho bạn biết mức độ mà Google có thể truy cập vào tài khoản của bạn.

Bạn có thể xem ứng dụng có quyền truy cập tài khoản của bạn ở đây: Nếu bạn thấy ứng dụng mà bạn chưa cấp quyền bao giờ thì hãy xóa quyền truy cập của ứng dụng đó đi nhé.

b2-huong-dan-bao-mat-gmail-tot-nhat-cach-bao-ve-gmail-cach-bao-ve-tai-khoan-gmail-an-toan.png

Nguồn ảnh: Nhóm Cộng tác viên Diễn đàn Google.

Bước 13. Thường xuyên cập nhật Trình duyệt

Đảm bảo rằng bạn đã đặt chế độ cập nhật tự động trình duyệt của mình để nhận được cập nhật bảo mật mới nhất. Nếu bạn nhận được thông báo cập nhật, hãy cập nhật ngay.

Truy cập whatbrowser.org để xem phiên bản trình duyệt bạn đang sử dụng.

Nếu bạn thấy “Đây là phiên bản mới nhất” thì trình duyệt của bạn đã được cập nhật.

Nếu bạn thấy "Có phiên bản mới hơn" thì hãy nhấp vào Cập nhật trình duyệt của bạn và tải xuống phiên bản mới nhất.

Bước 14. Kiểm tra bảo mật email của bạn

Gmail bảo vệ thông tin của bạn bằng cách tự động mã hóa email của bạn để biến email thành mã trong quá trình gửi; công cụ bảo mật này có tên là Bảo mật lớp truyền tải (TLS) và giúp ngăn chặn người khác đọc email của bạn.

Bạn có thể kiểm tra thư của mình có được bảo mật hay không bằng cách xem ổ khóa bảo mật email có hiển thị trong phần soạn thư hay không.

b3-huong-dan-bao-mat-gmail-tot-nhat-cach-bao-ve-gmail-cach-bao-ve-tai-khoan-gmail-an-toan.png

Nguồn ảnh: Nhóm Cộng tác viên Diễn đàn Google.

Hoặc trong thư gửi đến, bạn nhấn mũi tên xuống kế bên tới tôi  và xem mục bảo mật xem thư có được bảo mật hay không.

b5-huong-dan-bao-mat-gmail-tot-nhat-cach-bao-ve-gmail-cach-bao-ve-tai-khoan-gmail-an-toan.png

Nguồn ảnh: Nhóm Cộng tác viên Diễn đàn Google.

Nếu chỗ này hiển thị biểu tượng ổ khóa nhỏ màu đỏ đang mở  hoặc bạn nhận được thư có ổ khóa màu đỏ bên cạnh tên người gửi. Điều này cho thấy thư không được mã hóa và không an toàn.

Để công cụ bảo mật này hoạt động, các nhà cung cấp email của cả người gửi và người nhận phải luôn sử dụng TLS. Hãy tìm hiểu thêm về gửi email với TLS.

Bước 15: Kiểm tra thư của bạn có được xác thực hay không

Ngoài việc thư được bảo mật, bạn cũng cần kiểm tra xem thư có được xác thực hay không.

Nếu bạn thấy một dấu hỏi bên cạnh tên của người gửi thì thư không được xác thực. Khi email không được xác thực, có nghĩa là Gmail không biết thư có đến từ người hiển thị trong mục người gửi hay không. Nếu bạn thấy điều này, hãy cẩn thận khi trả lời hoặc tải xuống bất kỳ tệp đính kèm nào.

Lưu ý: Thư không được xác thực không nhất thiết là spam. Đôi khi xác thực không hoạt động đối với trường hợp các tổ chức có thật gửi thư đến các nhóm lớn, như thư được gửi đến danh sách gửi thư.

Tránh nhấp vào các liên kết không được công nhận trong email của bạn. Hơn nữa, hãy cẩn thận trong việc tải xuống tệp đính kèm. Bạn chỉ nên tin cậy vào các email được gửi bởi các nguồn đã biết và quen thuộc. Xóa mọi thứ trông không quen thuộc hoặc đáng ngờ. Hãy thận trọng hơn về các email về quảng cáo, giao dịch...

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận