Cách mạng 4.0: Thách thức từ thay đổi thị trường lao động

Cách mạng 4.0: Thách thức từ thay đổi thị trường lao động

Cách mạng 4.0: Thách thức từ thay đổi thị trường lao động

Robot sẽ là một xu thế của cách mạng 4.0.

Theo ông Lê Chí Dũng, Giám đốc Trung sáng tạo CMC kiêm chánh văn phòng Viện Nghiên cứu ứng dụng CMC (thuộc CMC Corp), thay đổi thị trường lao động sẽ là một thách thức lớn đối với con người trong thời đại cách mạng 4.0. Trong tương lai, tài năng, trí thức sẽ đại diện cho yếu tố quan trọng của sản xuất, hơn là yếu tố vốn. Điều này sẽ làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt, phân đoạn thành “kỹ năng thấp/lương thấp” và “kỹ năng cao/lương cao”, do đó sẽ dẫn đến gia tăng căng thẳng về việc làm và thu nhập trong xã hội, nhất là ở các xã hội không chuẩn bị tốt.

Các công việc văn phòng, bán hàng, dịch vụ khách hàng và các ngành hỗ trợ cũng không nằm ngoài tầm. Quá trình robot tự động hóa, tự động báo cáo sẽ trở nên phổ biến. Trong tài chính, “robot tư vấn” đã có trên thị trường. Trong ngành tư pháp, tại Mỹ, nhiều luật sư trẻ tuổi đã không có việc làm, bởi IBM Watson – một siêu máy tính đã đạt tới trình độ mà khi bạn cần tư vấn pháp lý, chỉ trong vài giây bạn đã nhận được thông tin mình cần với độ chính xác tới 90% (so với 70% khi thực hiện bởi con người). Trong tương lai, số luật sư có thể giảm tới 90%, chỉ có số ít những chuyên gia còn tồn tại.

Watson cũng đã giúp các bác sĩ chẩn đoán ung thư chính xác hơn gấp 4 lần so với việc các bác sĩ tự thực hiện. Facebook hiện có phần mềm với những khuôn mẫu có thể nhận diện khuôn mặt tốt hơn con người.

Tại Việt Nam, nhu cầu lao động kỹ thuật hiện đang rất lớn, Việt Nam vẫn luôn coi lao động giá rẻ là một thế mạnh, điều này sẽ hoàn toàn thay đổi trong thời gian tới. Vì vậy nâng cao trình độ lao động kỹ thuật ở Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực chủ chốt như Internet of things, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, in 3D là cực kỳ quan trọng. Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp CNTT trong việc đào tạo, tìm kiếm ứng viên, chuẩn hóa ứng viên CNTT. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ như CMC sẽ là những người đi đầu trong việc định hướng, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực mới phù hợp hơn cho thời đại công nghiệp lần thứ 4.

Cũng theo ông Lê Chí Dũng, sẽ có 5 xu thế công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0), đó là xu thế Internet of Things, xu thế phân tích cấp độ cao và trí tuệ nhân tạo, xu thế robot, xu thế in 3D và xu thế thực tế tăng cường.

Internet of things sẽ giúp các nhà sản xuất tối ưu hiệu suất lao động. Các cảm biến được phân bổ ở khắp mọi nơi, xung quanh nhà máy và cả ở những khu vực hiểm trở, báo cáo liên tục về tình trạng hàng hóa, tình trạng máy móc, hiệu suất các thiết bị nhằm đưa ra thông tin chính xác và cập nhật theo thời gian thực.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận