Chính phủ điện tử giúp doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước

Chính phủ điện tử giúp doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước

Chính phủ điện tử giúp doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước

Các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh đang vào cuộc quyết liệt triển khai Chính phủ điện tử.

Theo đánh giá sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 35 của Chính phủ  về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2017 tổ chức ngày 16/5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là điểm đáng ghi nhận trong thời gian qua của các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh.

Các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh đã quyết liệt thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.

Chính phủ đã ban hành 50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, trong đó tập trung cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Một số lĩnh vực được cải thiện rõ rệt về thủ tục hành chính như thủ tục về thuế và hải quan đã được đẩy mạnh thông qua việc áp dụng  hiện đại hoá, giảm thủ tục, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Hệ thống khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử đã được triển khai tại 63 Cục thuế và 100% chi cục thuế trực thuộc. Doanh nghiệp kê khai điện tử đạt tỷ lệ 99,64 % và được hỗ trợ nộp thuế xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử. Số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế năm 2016 đã giảm 85 thủ tục so với 2015…

Cơ chế một cửa quốc gia của Việt Nam đã kết nối kỹ thuật thành công với 4 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore) để trao đổi giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ ASEAN.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận