Lợi nhuận Qualcomm giảm vì cuộc chiến bản quyền với Apple

Lợi nhuận Qualcomm giảm vì cuộc chiến bản quyền với Apple

Theo SlashGear, báo cáo được đưa ra trong bối cảnh 4 công ty mới đồng loạt đệ trình đơn khiếu nại chống độc quyền với Qualcomm.
Liên quan đến tình hình tài chính quý 3/2017 (quý tài chính Mỹ được tính từ tháng 10), Qualcomm đạt doanh thu 5,4 tỉ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập hoạt động cũng giảm hơn một nửa xuống còn 800 triệu USD.
Qualcomm cho rằng, cuộc chiến với Apple là nguyên nhân lớn cho tất cả điều này khi công ty sản xuất iPhone không chịu thanh toán khoản lợi nhuận từ hoạt động bán sản phẩm của công ty cho Qualcomm. Trong khi đó, trong ba tháng của quý 3, công ty đã phải thanh toán khoản tiền trị giá 940 triệu USD cho Blackberry cũng như 927 triệu USD cho Ủy ban Thương mại Tự do Hàn Quốc (KFTC).
Nói về cuộc chiến với Apple, Qualcomm cho biết công ty tin rằng họ có những lợi thế trong cuộc tranh chấp với Apple, và hiện tại công ty đã bắt đầu thực hiện những hành động mới để bảo vệ giá trị các công nghệ đang sở hữu, bao gồm việc mở rộng cuộc tấn công chống nhập khẩu iPhone.
Đơn cử như vào đầu tháng 7, Qualcomm đã đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban Thương mại Mỹ nhằm cấm nhập khẩu iPhone không dùng chip Qualcomm vào thị trường Mỹ. Qualcomm cũng yêu cầu lệnh cấm bán iPhone tại thị trường Mỹ cho đến khi trận chiến pháp lý được giải quyết. Lý do mà Qualcomm đưa ra là vì Apple không chịu thanh toán tiền bản quyền cho các công nghệ thiết yếu phi tiêu chuẩn trong 6 bằng sáng chế khác nhau, bao gồm quản lý năng lượng và radio.
Lợi nhuận Qualcomm giảm vì cuộc chiến bản quyền với Apple - ảnh 1
Cuộc chiến giữa Apple và Qualcomm nhiều khả năng vẫn còn kéo dài Ảnh: TechCrunch
Hiện Qualcomm đã yêu cầu tòa án Đức ban hành lệnh cấm nhập khẩu iPhone khi cáo buộc Apple vi phạm bằng sáng chế số 8698558 của Mỹ liên quan đến quản lý pin trong giao thức truyền không dây, và 9608675 liên quan đến phương pháp kết hợp nhiều mạng để cải thiện tốc độ truyền dữ liệu.
Trong khi đơn kiện mới chỉ được đệ trình tại 2 thành phố Munich và Mannheim ở Đức nhưng điều này có thể mở rộng ra toàn châu Âu. Đức thường là điểm nhập khẩu đầu tiên cho các sản phẩm công nghệ cao. Nếu Đức chấp thuận đơn kiện từ Qualcomm, hậu quả tại các nước khác là có khả năng.
Ở chiều ngược lại, 4 công ty Hon Hai, Wistron, Compal Electronics và Pegatron đã thành lập khối liên minh nộp đơn kiện với tuyên bố cho rằng Qualcomm đã vi phạm luật chống độc quyền lên tòa án quận phía nam California, trong đó có tố cáo Qualcomm vi phạm 2 phần trong Đạo luật Sherman. Đây là những công ty mà Qualcomm đã khởi kiện trong tháng 5 khi không chịu thanh toán lệ phí cấp phép.

Thành Luân

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận