Nghi vấn Tesla Model X đã kích hoạt chế độ lái tự động trước khi gặp tai nạn

Nghi vấn Tesla Model X đã kích hoạt chế độ lái tự động trước khi gặp tai nạn

Có vẻ nguyên nhân dẫn tới tai nạn của chiếc Model X hồi cuối tuần trước liên quan tới hệ thống tự lái Autopilot của Tesla.

Nghi vấn Tesla Model X đã kích hoạt chế độ lái tự động trước khi gặp tai nạn

Tesla mới đây tiết lộ, mẫu Model X gặp tai nạn hồi tuần trước tại California khiến một người tử vong có thể liên quan đến hệ thống tự lái Autopilot. Thông tin bất ngờ này khiến giới truyền không khỏi bất ngờ về sự an toàn của hệ thống tự lái mà Tesla vẫn quảng cáo bấy lâu nay.

Theo các dữ liệu trên xe, trong suốt diễn biến vụ tai nạn không hề có sự can thiệp của người lái, ngay cả khi xe đã cảnh báo chủ nhân phải đặt tay lên vô-lăng. Tuy nhiên, Tesla không lý giải tại sao hệ thống Autopilot lại không thể phát hiện dải phân cách bê tông.

Cuộc điều tra vẫn đang diễn ra nhưng mới đây lại có thêm diễn biến bất ngờ khác. Đài ABC7 News đưa tin, Walter Huang, người đã tử vong trong vụ tai nạn với xe Model X hồi tuần trước từng phàn nàn về việc phần mềm tự lái liên tục hướng xe về phía rào chắn bê tông. Sự cố không chỉ diễn ra một lần mà là rất nhiều lần.

Nghi vấn Tesla Model X đã kích hoạt chế độ lái tự động trước khi gặp tai nạn

Ủy ban giao thông quốc gia Mỹ hiện đang điều tra nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn của chiếc Model X xấu số. Cơ quan này không ngoại trừ khả năng do hệ thống Autopilot gặp lỗi, đúng như lời kể của anh trai Huang đã chia sẻ với đài ABC7 News.

Trở lại diễn biến vụ việc hồi tuần trước, chiếc xe Tesla Model X đã không may đâm vào dải phân cách dẫn tới bốc cháy. Tại hiện trường vụ tai nạn, chiếc xe gần như đã bị phá nát phía trước và văng ra rất nhiều mảnh vỡ. Tai nạn khiến tài xế 38 tuổi, Walter Huang, một kỹ sư Apple tử vong.

Nghi vấn Tesla Model X đã kích hoạt chế độ lái tự động trước khi gặp tai nạn

Nghi vấn Tesla Model X đã kích hoạt chế độ lái tự động trước khi gặp tai nạn

Autopilot là hệ thống lái xe tự động cho phép người lái có thể rảnh tay trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên Tesla vẫn yêu cầu người lái phải để tay lên vô-lăng để đảm bảo kịp xử lý mọi trường hợp.

Hồi tháng 6/2017, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ đã chỉ trích nặng nề hệ thống lái tự động Autopilot trên Tesla Model S, gây ra vụ tai nạn khiến tài xế tử vong. Ủy ban này khẳng định, Tesla cần phải có những bước đi mạnh mẽ hơn nhằm ngăn chặn tình trạng người dùng lạm dụng hệ thống tự lái, dẫn tới những tai nạn thương tâm.

Theo Reuters, những cuộc điều tra mới đây của chính phủ hướng tới các công ty sản xuất ôtô, trong đó có Tesla chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lộ trình đưa xe tự lái vào tham gia giao thông trong tương lai.

Vụ tai nạn trên của Tesla xảy ra không lâu sau khi xe tự lái của Uber gây ra cái chết cho một phụ nữ tại bang Arizona. Đây là vụ tai nạn chết người đầu tiên do một chiếc xe tự lái gây ra.

Phía Tesla cho rằng, hệ thống Autopilot không thể ngăn ngừa tất cả các vụ tai nạn nhưng chúng có thể giảm thiểu tối đa những vụ như vậy. Công ty tiết lộ, cứ 86 triệu dặm di chuyển áp dụng cho tất cả xe tại Mỹ lại có 1 vụ tai nạn. Trong khi đó, hệ thống Autopilot của Tesla có hệ số an toàn cao hơn đáng kể, chỉ 1 vụ trong suốt 320 triệu dặm di chuyển.

Hôm thứ Năm mới đây, Tesla đã ra thông báo thu hồi hơn 120 ngàn chiếc sedan Model S được sản xuất từ tháng 4/2016 để thay thế các bu-lông trong bộ dẫn động. Tesla khẳng định, đợt thu hồi này nhằm đảm các bu-lông không bị ăn mòn khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hay muối mỏ. Mặc dù vậy cho đến nay vẫn chưa có tai nạn nào liên quan đến bộ phận này được báo cáo.

Tiến Thanh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận