Thuế đánh vào Google và các tập đoàn khổng lồ làm sâu thêm chia rẽ trong EU

Thuế đánh vào Google và các tập đoàn khổng lồ làm sâu thêm chia rẽ trong EU

Với các quốc gia châu Âu, họ coi những công ty khổng lồ của Mỹ như Google có thể mang lại việc làm và các sáng chế công nghệ để giúp họ gia tăng sức cạnh tranh toàn cầu.

Nhưng với nhiều quốc gia khác, những công ty khổng lồ đa quốc gia cũng bị xem như đang sử dụng các thủ thuật kế toán phức tạp để né tránh những khoản thuế doanh nghiệp. Điều này biến họ trở thành mục tiêu chính cho những nỗ lực truy thu thuế. Đặc biệt vào thời điểm này, khi nhiều chính phủ đang nỗ lực gia tăng nguồn thu để bù đắp thâm hụt cho ngân sách quốc gia, do chi tiêu quá tay cho các lĩnh vực phúc lợi xã hội.

Thuế doanh nghiệp và việc làm đào sâu thêm bất đồng trong Liên minh châu Âu

Vấn đề thuế càng được quan tâm hơn khi vào thứ Năm ngày 28-1 vừa qua, Ủy viên châu Âu, bà Margrethe Vestager, trưởng thanh tra thuế của khối, cho tờ BBC biết bà sắp có được một khoản quyết toán thuế trị giá 185 triệu USD. Khoản tiền này có được sau thỏa thuận gần đây giữa chính phủ Anh của ông David Cameron với Google. Tuy nhiên, nhiều người phản đối cho rằng ông Cameron đã quá dễ dãi với Google.


Cách thức tránh thuế của Google.

Cách thức tránh thuế của Google.

Các quan chức Liên minh châu Âu dự định áp đặt một tiêu chuẩn thuế mới trên toàn khối. Ngoài ra, họ cũng muốn rút lại các khoản giảm trừ thuế, mà chính phủ các quốc gia trong khối đã cấp cho công ty đa quốc gia.

Trong khi các quốc gia như Pháp và Đức vui mừng vì sẽ thu được tiền thuế từ các công ty đa quốc gia từ tiêu chuẩn này, các quốc gia khác cho biết họ muốn các công ty duy trì các vi phạm về quy định thuế chừng nào họ còn mang lại sự thịnh vượng.

Sự khác biệt trong cách tiếp cận có thể không nghiêm trọng với Liên minh châu Âu so với các vấn đề khác như: kiểm soát dòng người nhập cư đang tràn vào lục địa này. Nhưng nó cũng cho thấy vấn đề chính sách thuế đã động chạm đến cốt lõi của sự cạnh tranh trong các nền kinh tế châu Âu, khi gần đây sự tăng trưởng bền vững và cân bằng ngân sách khó có thể đạt được cùng lúc.

Liên minh châu Âu muốn không thành viên nào sử dụng các chính sách thuế để đạt được những lợi thế kinh doanh không công bằng so với quốc gia láng giềng. Nhưng việc các quốc gia châu Âu điều chỉnh chính sách thuế lại là vấn đề về chủ quyền quốc gia, và không nhà lãnh đạo nào sẵn sàng lùi bước trước Brussel (chỉ Liên minh châu Âu). Trên thực tế, các quốc gia này đang cạnh tranh nhau để thu hút cơ hội việc làm và đầu tư nước ngoài do các công ty khổng lồ đa quốc gia như Google, Apple hay Facebook mang lại. Không những thế, họ cũng muốn thu được nhiều thuế hơn nữa từ các công ty giàu có để chống đỡ cho một nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Thuế đánh vào Google và các tập đoàn khổng lồ làm sâu thêm chia rẽ trong EU

Chính phủ các quốc gia đang cạnh tranh những mục tiêu ở đây.” Neal Todd, chuyên gia thuế quốc tế và đối tác tại hãng luật Berwin Leighton Paisner, viết trong một email gửi cho phóng viên cho biết. “Trong khi gần như tất cả chính phủ muốn các công ty đa quốc gia nói chung (và các tập đoàn công nghệ Mỹ nói riêng)” phải trả nhiều thuế hơn.” ông ấy viết “Không ai trong số họ muốn thay đổi các quy định riêng của mình để nhận ra các doanh nghiệp sẽ chuyển sang nơi có chính sách thuế nhẹ nhàng hơn.”

Cuộc chiến thuế giữa các tập đoàn và chính phủ

Trong khi đó, các quan chức Mỹ và thành viên Quốc hội cũng gặp khó khăn về các khoản thỏa thuận thuế từ những công ty lớn của mình ở châu Âu. Bộ tài chính Mỹ cố gắng ngăn chặn cái gọi là đảo thuế, theo đó các công ty Mỹ sẽ sáp nhập để chuyển địa điểm đến các quốc gia châu Âu như một cách để giảm thuế. Mặc dù vậy, các quy định cũng không ngăn nổi nhà dược phẩm khổng lồ Pfizer sử dụng việc mua lại một công ty nhỏ hơn nhiều Allergan để chuyển trụ sở của mình tới Ailen.


Google hoàn trả lại 130 triệu bảng tiền thuế cho Anh.

Google hoàn trả lại 130 triệu bảng tiền thuế cho Anh.

Đối với thỏa thuận của chính phủ Anh và Google, mặc dù ông Cameron đã ra sức bảo vệ, nhưng các đối thủ chính trị của ông đã lên tiếng chỉ trích rằng, thỏa thuận này quá hào phóng cho công ty, cũng như không phản ánh toàn bộ doah thu của công ty tại Anh trong 10 năm qua.

Bà Vestager cho biết, khi nghiên cứu thỏa thuận giữa ông Cameron và Google, bà đã nhận được yêu cầu từ Đảng Quốc gia Scotland, một đảng đối lập của Anh. Đảng này đã gửi một bức thư lên Ủy ban châu Âu chỉ trích thỏa thuận thuế này. Phát ngôn viên của văn phòng bà Vestager cho biết, khiếu nại này cần phải được nghiên cứu để xem có cần thiết mở một cuộc điều tra chính thức.

Đây là vấn đề khá tế nhị, khi Liên minh châu Âu đang đàm phán với Anh về các điều kiện để giữ nước Anh ở lại trong khối. Tháng Sáu tới đây, nước Anh có thể tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, để xem các cử tri sẽ muốn ra đi hay ở lại trong khối này.

Nhưng phát ngôn viên của ông Cameron, ông Christian Cubitt, từ chối cho rằng các tranh chấp về mức thuế có liên quan đến vị trí của nước Anh trong Liên minh châu Âu. Ông cho biết đó đơn giản là “một quyết định cho ủy ban” để quyết định xem liệu có nên điều tra hay không. Mặc dù vậy, ông cũng nhấn mạnh rằng Google đã đồng ý trả toàn bộ thuế phát sinh.

Nước Anh không phải quốc gia duy nhất xử lý vấn đề thuế theo cách riêng của mình.

Những thỏa thuận ngầm về thuế doanh nghiệp

Các quan chức cảnh sát tài chính Italia đã công bố báo cáo điều tra Google, cho biết liệu công ty đã nộp đủ thuế từ năm 2008 đến nay hay chưa. Dù Google không bị cáo buộc các hành vi sai trái, nhưng số tiền trễ hạn có thể sẽ là 300 triệu Euro hay tương đương 325,3 triệu USD.


Những công ty đang bị điều tra tại châu Âu do liên quan đến gian lận thuế.

Những công ty đang bị điều tra tại châu Âu do liên quan đến gian lận thuế.

Google cũng đang thảo luận với Pháp về vấn đề thuế. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới vừa qua tại Davos, Thụy Sĩ, giám đốc điều hành công ty, Eric Schmidt đã gặp Bộ trưởng kinh tế Pháp, ông Emmanuel Macron để thảo luận vấn đề này. Không có cuộc thảo luận công khai nào về số tiền thuế mà chính phủ đảng Xã hội Pháp mong muốn thu hồi, nhưng các nguồn tin địa phương cho biết con số dự tính sẽ vào khoảng 500 triệu Euro.

Phản ứng chính thức của Google khi báo cáo về những cuộc thảo luận luôn giống nhau, liên tục được lặp lại: “Google tuân thủ pháp luật về thuế ở mọi quốc gia chúng tôi hoạt động. Chúng tôi tiếp tục làm việc với các cơ quan có liên quan.”

Bà Vestager cũng điều tra các thỏa thuận về thuế giữa Ailen và Apple, giữa Luxembourg và Amazon để xem liệu các công ty này có nhận được những ưu đãi về thuế, mà không đúng với quy định về hỗ trợ nhà nước của Liên Minh châu Âu. Trường hợp của Apple sẽ được quyết định sớm nhất vào tháng Tư tới, trong khi của Amazon sẽ vào những tháng tiếp theo. Nhưng các công ty này và các chính phủ đều cho biết họ không làm sai quy định.

Trong các trường hợp trước, khi bà Vestager cho rằng các thỏa thuận thuế vi phạm quy định của Liên minh châu Âu do ưu đãi cho một số công ty nhất định, các chính phủ được yêu cầu phải bù đắp lại các khoản thuế họ đã không thu của các công ty.

Bà Vestager đã buộc Luxembourg phải thu hồi lại 34 triệu USD tiền thuế chưa trả từ bộ phận tài chính của nhà sản xuất ô tô Fiat. Bà cũng yêu cầu Hà Lan bù đắp lại một số tiền tương tự từ Starbucks và yêu cầu Bỉ thu hồi tổng cộng 765 triệu USD tiền thuế từ ít nhất 35 công ty bao gồm Anheuser – Busch InBev.

Giải pháp ngăn chặn từ xa.

Trong khi bà Vestager đang phải điều tra các thỏa thuận cho phép những công ty chỉ phải trả một phần nhỏ tiền thuế, ông Pierre Moscovici, Ủy viên châu Âu về tài chính và thuế, đề xuất một biện pháp nhằm ngăn chặn khả năng tránh thuế trước khi nó xẩy ra. Theo đó, biện pháp này sẽ đóng lại những khoảng trống về luật lệ xuyên biên giới để chuyển lợi nhuận đến các chi nhánh tại những nước có thuế thấp hơn.


Bà Vestager và ông Moscovici.

Bà Vestager và ông Moscovici.

Trong một cuộc hội thảo mới đây, ông Moscovici cho biết những thiệt hại từ sơ hở về thuế lên đến 70 tỷ Euro mỗi năm, gây phân biệt đối xử với công ty nhỏ và làm các công dân tức giận.

Đề xuất của ông Moscovici nhằm ngăn chặn các chính phủ châu Âu cho phép những công ty chuyển lợi nhuận sang các khu vực có thuế thấp. Biện pháp này cũng buộc các công ty phải kê khai chi tiết các loại thuế, lợi nhuận, doanh thu và dữ liệu tài chính khác cho các cơ quan quản lý tại quốc gia họ hoạt động. Ông Moscovici cho biết đề xuất của mình cũng cho thấy sự nhiệt tình của châu Âu muốn đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp thuận bởi các nhà lãnh đạo của G20 vào năm ngoái.

Tuy nhiên, đề xuất này có thể sẽ khó biến thành luật. Họ sẽ cần đến sự chấp thuận của các chính phủ trong Liên minh châu Âu, trong khi một số có thể không ủng hộ. Và biện pháp này sẽ phải không ảnh hưởng đến các quốc gia có thuế doanh nghiệp thấp để thu hút đầu tư nước ngoài như Ailen.

Oxfam, một tổ chức chống đói nghèo, chỉ trích các biện pháp của ông Moscovici là một cách “tiếp cận theo mẫu số chung thấp nhất” không hiệu quả để xem xét vấn đề thuế.

Các nhà lập pháp Anh đồng minh của ông Cameron trong chính phủ cũng tỏ ra cảnh giác với đề xuất của ông Moscovici.

“Trên toàn cầu, đang có một trận chiến giữa việc làm và tăng trưởng” Asley Fox, lãnh đạo đoàn đại biểu Đảng Bảo thủ Anh tại Quốc hội châu Âu cho biết. “Liên minh châu Âu phải đảm bảo các đề xuất của mình không tạo ra vật cản cho đầu tư và việc làm quốc tế.”

Tham khảo New York Times.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận