Xe hơi tự lái đâm chết người, các nhà làm luật lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan

Xe hơi tự lái đâm chết người, các nhà làm luật lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan

Bạn cảm thấy thế nào nếu một người thân của mình bỗng bị giết bởi một con robot, và nhà sản xuất con robot đó lại phủi sạch trách nhiệm khi cho rằng đây là "điều không thể tránh khỏi"?

Xe hơi tự lái đâm chết người, các nhà làm luật lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan

Theo Financial Times, đó là điều mà đại diện Tesla đã phát biểu hai năm trước khi một trong những khách hàng của hãng rơi vào tình huống tương tự và trở thành người đầu tiên trên thế giới bị tước đi mạng sống bởi một chiếc xe hơi đang hoạt động ở chế độ tự hành.

Chết bởi robot - như Tesla đã nói - chắc chắn sẽ trở nên ngày càng phổ biến khi mà các loại máy móc tự hành chiếm lĩnh nhiều hoạt động trong xã hội vốn trước đây thuộc về con người. Hồi chuông mới nhất được gióng lên khi vào tối thứ 7 tuần qua, một khách bộ hành tại Tempe, bang Arizona đã bị một chiếc xe hơi tự hành của Uber tông phải và qua đời. Điều trớ trêu là trong xe có một nhân viên của Uber ngồi sau tay lái nhằm can thiệp khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra).

Uber đã phản ứng rất nhanh khi tuyên bố ngừng mọi hoạt động thử nghiệm xe tự hành của mình và tỏ ra vô cùng thương tiếc người quá cố. Nhưng sự việc tại Arizona đã đặt ra nhiều câu hỏi khó đối với các nhà quản lý và nhà làm luật - những người phải đưa ra quyết định làm sao và khi nào các hệ thống tự hành được phép bước vào cuộc sống của chúng ta.

Một vấn đề cốt lõi là liệu có lúc nào máy móc có thể được chứng nhận là hoàn toàn đáng tin cậy hay không? Machine learning (học máy) - một kỹ thuật đằng sau rất nhiều thành tựu AI gần đây - bao gồm học từ việc phân tích một lượng lớn dữ liệu, nhưng đã và sẽ rất khó để chúng ta có thể biết chính xác "những bài học" mà máy móc đã tiếp thu được cho tới khi mang chúng ứng dụng vào thực tế.

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một sự đồng thuận nào về phương thức tốt nhất để đánh giá những năng lực của một cỗ máy thông minh. Tính minh bạch, khả năng giải thích, và khả năng lặp lại chỉ là một trong số nhiều yếu tố có thể được dùng để đánh giá các hệ thống AI.

Xe hơi tự lái đâm chết người, các nhà làm luật lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan

Câu hỏi thứ hai, liên quan đến vấn đề đạo đức: có đúng hay không khi cho phép robot hòa nhập với con người trong khi chúng vẫn còn đang trong quá trình huấn luyện, ngay cả nếu mỗi robot đều có một người điều hành sẵn sàng can thiệp khi có mối đe dọa nào đó sắp xảy ra? Hầu hết các sản phẩm công nghệ mới - như các loại thuốc - chỉ được tung ra một khi đã được thử nghiệm cực kỳ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tesla có thể cảm thấy... vui và bớt đi phần nào áy náy khi cho rằng thực ra chế độ tự hành của xe hơi Tesla không tệ chút nào, bởi nó đã chạy đến 130 triệu dặm mới gây ra một vụ chết người, trong khi con số trung bình ở Mỹ là 94 triệu dặm một vụ chết người.

Thế nhưng, tất cả những sự việc này đều cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan của các nhà làm luật: có nên hạn chế một công nghệ với tiềm năng rất lớn như thế này, hay cho nó một cơ hội để tiếp tục "học hỏi" trong thế giới thực nhằm phát huy đầy đủ những tiềm năng của mình? Mối quan hệ tương tác giữa con người với robot vẫn còn đang ở giai đoạn rất sớm. Một cuộc tranh luận nghiêm túc là cần thiết, trước khi nhiều cái chết khác khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

Minh.T.T

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận