Cục trưởng Cục Tần số: "Quản lý tần số phải theo kịp xu hướng hội tụ"

Cục trưởng Cục Tần số: "Quản lý tần số phải theo kịp xu hướng hội tụ"

Chiều ngày 18/3/2016 đã diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Tần số vô tuyến điện quốc gia lần thứ 29 tại Hà Nội. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đồng chủ trì.

Cục trưởng Cục Tần số: Quản lý tần số phải theo kịp xu hướng hội tụ

Giao lưu trực tuyến với quân, dân trên hai đảo Trường Sa và đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa qua vệ tinh VINASAT-1

Hội nghị tiến hành đánh giá kết quả quản lý tần số năm 2015, bàn việc khai thác tốt nhất tần số vô tuyến điện năm 2016 để đảm bảo hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho hay, nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng sẽ ngày càng tăng cao trong những năm tới.

Năm 2015, thông tin vô tuyến băng rộng được triển khai mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng dữ liệu của người sử dụng tăng nhanh. Trong tổng số 120,3 triệu thuê bao di động ở Việt Nam có gần 40 triệu thuê bao 3G. Các dịch vụ 3G đã trở nên phổ cập, số thuê bao 3G tăng khoảng 30% so với năm 2014.

Ông Hoan cũng cho hay, năm 2015 đã có 460 mạng 4G được triển khai ở 157 quốc gia, Viettel và VNPT đã triển khai thử nghiệm 4G tại Vũng Tàu, TP.HCM và Kiên Giang. Theo dự báo đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng từ 1060 đến 1360 MHz phổ tần cho di động băng rộng.

Xu hướng phát triển trong thời gian tới, Wi-Fi sẽ là một thành phần quan trọng để phát triển 5G, còn truyền hình sẽ là IPTV và truyền hình theo yêu cầu. Dự kiến đến năm 2020, 50% lưu lượng sẽ là video và truyền hình theo yêu cầu, điều đó đặt ra vấn đề quản lý tần số phải theo kịp xu hướng hội tụ là tất yếu.

Nhu cầu sử dụng tần số ngày càng tăng cao nên thế giới nói chung và Việt Nam đang tìm kiếm băng tần để đáp ứng nhu cầu phát triển. Ngoài nhu cầu phát triển dịch vụ viễn thông, các ngành kinh tế khác cũng yêu cầu sử dụng tần số cao hơn như nhu cầu sử dụng bộ đàm mỗi năm tăng 15-20%, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và HCM.

Ngành hàng không ngày càng phát triển xu hướng các hệ thống vô tuyến điện, bằng việc sử dụng hệ thống vô tuyến cho liên lạc nội bộ trên máy bay, giám sát hành trình của từng máy bay. Nhu cầu sử dụng máy bay không người lái UAS trong ứng dụng dân dụng ngày càng tăng.

Trong lĩnh vực hàng hải, tàu biển, ô tô nhu cầu sử dụng thiết bị liên lạc vệ tinh đặt trên các phương tiện này cũng tăng một cách nhanh chóng.

Ông Hoan cũng cho biết, vệ tinh VINASAT-1 đã dùng hết dung lượng, VINASAT-2 đã khai thác hết 60%, cùng với sự phát triển của viễn thông và công nghệ thông tin vệ tinh, tốc độ khai thác thông tin vệ tinh và chất lượng dịch vụ vệ tinh ngày càng tốt hơn.

Trong năm 2016, Ủy ban Tần số vô tuyến điện quốc gia sẽ đẩy mạnh công tác thực thi Luật Tần số Vô tuyến điện, triển khai công tác quy hoạch lại băng tần, nghiên cứu xu hướng công nghệ và băng tần cho phát thanh số, truyền hình di động trên thế giới và khả năng triển khai ở Việt Nam.

Ngay khi khai mạc, Hội nghị đã giao lưu trực tuyến với quân, dân trên hai đảo Trường Sa và đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa qua vệ tinh VINASAT-1.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã gửi lời chào trân trọng nhất và chúc sức khỏe tới cán bộ chiến sĩ và nhân dân hai đảo. Bộ trưởng bày tỏ lời khâm phục tới chiến sỹ và nhân dân Trường Sa luôn kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nơi đảo xa. Bộ trưởng tin tưởng quân dân đảo Trường Sa luôn xứng đánh với truyền thông bộ đội Cụ Hồ, Đảng và Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhớ công ơn của quân dân trên đảo đã không ngại gian khổ ngày đêm canh giữ biển đảo của tổ quốc.

Tại đầu cầu Trường Sa, đại diện cho quân, dân của hai đảo cũng tham gia giao lưu chia sẻ với với Hội nghị.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận