Không hỗ trợ phát sóng kênh truyền hình địa phương lên vệ tinh từ nguồn Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích

Không hỗ trợ phát sóng kênh truyền hình địa phương lên vệ tinh từ nguồn Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích

Không hỗ trợ phát sóng kênh truyền hình địa phương lên vệ tinh từ nguồn Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích

Hội thảo về số hóa truyền hình diễn ra tại Buôn Mê Thuột vào ngày 19/1/2018.

Tại Hội thảo triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được tổ chức tại thành phố Buôn Mê Thuột mới đây, ông Nguyễn Thành Tâm, Phó giám đốc Đài PT-TH Phú Yên, tại Phú Yên do đặc điểm địa hình phủ sóng truyền hình vệ tinh có lợi nhất, do đó Phú Yên không phát sóng số mặt đất có được không? Các tỉnh có quyền lựa chọn không phát sóng số mặt đất được không? Ông Tâm cũng cho hay, Phú Yên là khó khăn nằm trong số 2 tỉnh chưa đưa kênh truyền hình địa phương lên vệ tinh do khó khăn về kinh phí. Do đó, ông Tâm đặt câu hỏi tới chừng nào thì Quỹ dịch vụ viễn thông công ích hỗ trợ kinh phí để các tỉnh miền núi phủ sóng truyền hình ở vùng lõm qua vệ tinh?

Về việc hỗ trợ kinh phí cho các đài phát sóng lên vệ tinh từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, sau khi tính toán tính chất hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, cũng như đặt ra yêu cầu các Đài không tự chủ kinh phí hoàn toàn thì mới được hỗ trợ từ Quỹ để phát sóng truyền hình số lên vệ tinh khi số hóa truyền hình, nhưng đến nay trên thực tế thì hầu hết các Đài đều tự chủ một phần kinh phí. Do đó, theo dự thảo sửa đổi Quyết định 1168 thì không còn khoản hỗ trợ này nữa, các địa phương sẽ không còn được hỗ trợ từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích để phát sóng lên vệ tinh.

Ông Chu Hồng Tuấn, Phó Giám đốc Ban quản lý Chương trình viễn thông công ích cho biết, về hỗ trợ đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo, Bộ TT&TT đã có tờ trình xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi, bổ sung Quyết định 2451 trong đó có phần bổ sung hỗ trợ đầu thu vệ tinh cho các xã không phủ được sóng truyền hình số mặt đất.

Về phần hỗ trợ kinh phí các tỉnh phát lên vệ tinh được quy định trong Quyết định 1168 và sau đó Thông tư hướng dẫn về thực hiện Quỹ dịch vụ viễn thông công ích có quy định đối tượng được hưởng kinh phí phát kênh chương trình truyền hình thiết yếu lên vệ tinh phải là đài địa phương chưa tự chủ kinh phí. Khi triển khai có 6 đài tỉnh đã cung cấp số liệu để Bộ TT&TT có kế hoạch hỗ trợ. Sau khi xem xét thì các đài này đã phát kênh truyền hình thiết yếu lên vệ tinh từ trước rồi, và đã tự chủ tài chính một phần cho nên Bộ TT&TT chưa phê duyệt. Quy định về hỗ trợ kinh phí phát sóng nên vệ tinh khá ngặt nghèo nên đến nay chưa thực hiện được. Hiện cả nước chỉ còn Phú Yên và Kon Tum là chưa phát sóng lên vệ tinh.

Ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Công ty Truyền hình kỹ thuật số miền Nam cho biết, tại Phú Yên, SDTV sẽ cố gắng phủ sóng truyền hình số DVB-T2 với phương án tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế và chính trị cho Phú Yên. Trong trường hợp hai bên đạt được thỏa thuận hợp tác triển khai trước mắt SDTV sẽ lắp đặt phủ sóng DVB-T2 ở trạm phát chính, sau đó sẽ có khảo sát cụ thể để phát triển các trạm phụ để mở rộng phủ sóng cho Phú Yên.

Đối với phần hỗ trợ đầu thu cho hộ nghèo, cận nghèo, ông Chu Hồng Tuấn cho biết, ngay sau khi Ban chỉ đạo thông báo chuyển từ phát analog sang phát sóng số cho các địa phương, Ban quản lý chương trình viễn thông công ích sẽ có văn bản đề nghị các UBND tỉnh tổ chức triển khai. Việc hỗ trợ được triển khai theo hình thức các dự án đầu tư nên rất mất thời gian, phải làm thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, rồi đến tổ chức đấu thầu. Việc xác định danh sách hộ nghèo, cận nghèo lấy số liệu nhanh, nhưng để hộ gia đình đủ điều kiện hỗ trợ phải điều tra thêm nữa xem hộ đó đã có tivi chưa, phải chưa có hình thức xem truyền hình nào khác. Đối với việc hỗ trợ đầu thu vệ tinh thì còn phải nằm trong vùng hỗ trợ. Nhà nước phải xác định bản nào, xã nào sẽ được hỗ trợ vệ tinh, chỗ nào mặt đất, do đó việc tổ chức hỗ trợ phức tạp hơn trước đây rất nhiều.

Sau khi có phê duyệt nhà thầu, Ban quản lý Chương trình viễn thông công ích sẽ có văn bản phối hợp các tỉnh, để cùng với nhà thầu phối hợp trong quá trình lắp đặt, thông thường Sở TT&TT sẽ được giao làm đầu mối để triển khai, sau khi lắp đặt xong UBND tỉnh phải xác nhận khối lượng đầu tư trên địa bàn để làm nghiệm thu bàn giao.

Ông Đoàn Quang Hoan cũng lưu ý, Dự án hỗ trợ đầu thu là nhà nước hỗ trợ cho hộ nghèo và cận nghèo ở những nơi bị ảnh hưởng bởi chuyển đổi từ analog sang phát số. Khi tắt analog mà người ta đang xem thì nhà nước hỗ trợ cho hộ nghèo chuyển đổi sang thu truyền hình số. Với điều kiện hỗ trợ là hộ nghèo đó phải có tivi và đang xem truyền hình analog, nếu hộ nghèo có tivi đã tích hợp DVB-T2 sẽ không được hỗ trợ đầu thu,. Đây là các dự án đầu tư công từ ngân sách nhà nước nên được kiểm soát cực kỳ chặt chẽ. Các thủ tục từ địa phương trở đi hết sức chặt chẽ gắn chặt trách nhiệm cho cho địa phương và chủ đầu tư. Theo kinh nghiệm triển khai Đề án ở các giai đoạn trước, đòi hỏi phải có thời gian đủ dài để doanh nghiệp trúng thầu lắp đặt tận nơi cho hộ dân. Việc lắp đặt phải đảm bảo người dân thu được sóng truyền vì có trường hợp nhận đầu thu rồi vẫn khiếu nại vì không thu được.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận