Số hóa truyền hình đã đi được hơn nửa chặng đường

Số hóa truyền hình đã đi được hơn nửa chặng đường

Số hóa truyền hình đã đi được hơn nửa chặng đường

Hộ nghèo tại Sóc Trăng được nhận đầu thu hỗ trợ của nhà nước. Ảnh: Huỳnh Phú

Đến tháng 12/2017, 7 tỉnh tại khu vực đồng bằng Nam Bộ (gồm Bạc Liêu, Bình Phước, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh) và Khánh Hòa sẽ tắt sóng truyền hình analog, chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất. Riêng tỉnh Tây Ninh sẽ tắt sóng truyền hình analog ngay sau khi Công ty Truyền hình kỹ thuật số miền Nam (SDTV) lắp đặt xong trạm phát sóng số ở khu vực này. Dự kiến trong tháng 2/2018 sẽ hoàn thành. Khi đó cả nước sẽ có 35 tỉnh hoàn thành số hóa truyền hình.

35 tỉnh đã hoàn thành số hóa truyền hình

Tính đến nay Việt Nam hết tháng 12/2017 đã có 35 tỉnh, thành phố, với tổng dân số chiếm hơn 70% của cả nước đã chuyển sang phát sóng, thu xem truyền hình số mặt đất DVB-T2, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hậu Giang, Vĩnh Long, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang, Bạc Liêu, Bình Phước, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Khánh Hòa. Riêng tỉnh Tây Ninh sẽ tắt sóng truyền hình analog ngay sau khi Công ty Truyền hình kỹ thuật số miền Nam (SDTV) lắp đặt xong trạm phát sóng số ở khu vực này. Dự kiến trong tháng 2/2018 sẽ hoàn thành.

Trong đó 7 tỉnh còn lại tại khu vực đồng bằng Nam Bộ (gồm các tỉnh Bạc Liêu, Bình Phước, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh và Trà Vinh) thực hiện tắt sóng truyền hình analog, chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất, trước 1 năm so với lộ trình của Chính phủ. 7 tỉnh thuộc giai đoạn III hoàn thành số hóa truyền hình đánh dấu tất cả các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ sẽ hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã chỉ đạo, các đơn vị của Bộ, các công ty truyền dẫn phát sóng, các đài truyền hình phải tăng tốc triển khai giai đoạn III Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020.

Trong những ngày cuối năm 2017, SDTV đã dồn tổng lực khẩn trương lắp đặt 2 trạm phát lại truyền hình số mặt đất tại Tân Hòa (Tây Ninh) và Bù Gia Mập (Bình Phước) để bù lõm vùng phủ sóng tại hai tỉnh này. SDTV cũng đã hoàn thiện lắp đặt 2 máy phát sóng số DVB-T2 tại Nha Trang và Cam Ranh (Khánh Hòa), trạm phát sóng số ở Cà Mau cũng đã được hoàn thiện và phát sóng số đảm bảo tiến độ tắt sóng truyền hình analog trước ngày 31/12/2017.

Việc phủ sóng truyền hình số mặt đất tại 35 tỉnh, thành phố được các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất thực hiện theo đúng lộ trình, vùng phủ sóng truyền hình số đã tốt hơn vùng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất.

Tại phần lớn các địa bàn đã được phủ sóng truyền hình số mặt đất, số lượng kênh truyền hình người dân có thể thu được từ 26 kênh đến 70 kênh (trong đó có 5 đến 7 kênh truyền hình độ nét cao HDTV), tăng hơn nhiều so với số lượng từ 4 đến 6 kênh khi thu xem bằng truyền hình tương tự mặt đất. Chất lượng, số lượng các kênh chương trình truyền hình đã được nâng cao rõ rệt, được nhân dân phấn khởi đón nhận. Đây chính là yếu tố lôi cuốn và thúc đẩy nhân dân chủ động chuyển đổi sang thu xem truyền hình số mặt đất.

Hơn 1,4 triệu đầu thu truyền hình hỗ trợ cho người nghèo

Để hoàn thành được triển khai số hóa truyền hình tại các tỉnh, bên cạnh việc chỉ đạo, hậu thuẫn để các đơn vị truyền dẫn phát sóng đẩy nhanh tiến độ phủ sóng truyền hình số tại các tỉnh trước ngày tắt sóng truyền hình analog, một nội dung quan trọng mà Bộ TT&TT phải thực hiện đó là hỗ trợ lắp đặt đầu thu truyền hình số mặt đất cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn cả nước.

Tính từ khi triển khai Đề án số hóa truyền hình đến nay, nhà nước đã và đang hỗ trợ gần 1,4 triệu đầu thu truyền hình DVB-T2 cho hộ nghèo, cận nghèo tại 35 tỉnh, thành phố. Đây là các hộ nghèo, cận nghèo có máy thu hình (TV) và chưa sử dụng truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình qua vệ tinh, truyền hình qua internet.

Cụ thể, Bộ TT&TT đã thực hiện hỗ trợ cho 460.232 hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện hỗ trợ trong vùng ảnh hưởng của việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 05 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, có 16.052 hộ nghèo, cận nghèo tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam; 444.180 hộ nghèo, cận nghèo tại 4 thành phố Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ và địa bàn ảnh hưởng các tỉnh lân cận.

Ngoài số lượng hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương được Bộ TT&TT hỗ trợ, thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho 5.043 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn riêng của Đà Nẵng. Hà Nội đã hỗ trợ cho 12.018 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn của Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cho 13.650 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn của thành phố Hồ Chí Minh.

Ở giai đoạn II, Bộ TT&TT đã hoàn thành hỗ trợ 238.705 bộ đầu thu truyền hình số mặt đất cho các hộ nghèo, cận nghèo tại 8 tỉnh thuộc Giai đoạn II gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang tắt sóng truyền hình analog vào ngày 30/12/2016.

Trong đợt tắt sóng truyền hình analog giai đoạn 2 tại 15 tỉnh vào ngày 15/8/2017, Bộ TT&TT tiếp tục hỗ trợ gần 470.000 đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều tại 15 tỉnh : Phú Thọ, Thái Nguyên, Nam Định, Ninh Bình, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Giang.

Trong những ngày cuối năm 2017, Bộ TT&TT đang thực hiện hỗ trợ 191.223 bộ đầu thu cho 8 tỉnh sẽ tắt sóng truyền hình analog vào ngày 31/12/2017, gồm các tỉnh Bạc Liêu, Bình Phước, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Khánh Hòa và Trà Vinh, riêng Tây Ninh sẽ tắt sóng muộn hơn vào tháng 2/2018.

Hỗ trợ đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo khi triển khai Đề án Số hóa truyền hình là một trong hai nhiệm vụ mà Bộ TT&TT đặc biệt chú trọng. Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã chỉ đạo Cục Tần số Vô tuyến điện, Ban quản lý chương trình Viễn thông công ích, các Sở TT&TT, các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng, các nhà thầu, các đài truyền hình phải tập trung triển khai Đề án số hóa truyền hình mặt đất giai đoạn 3. Trong đó, bên cạnh việc mở rộng vùng phủ sóng, sớm đưa các kênh truyền hình thiết yếu lên hạ tầng truyền dẫn phát sóng DVB-T2, các đơn vị phải khẩn trương hỗ trợ, lắp đặt đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo. Phải đảm bảo người nghèo không bị thiệt thòi, không thu xem được truyền hình sau khi nhà nước tắt sóng truyền hình analog.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận