Truyền hình, điện ảnh “nóng” chuyện vi phạm bản quyền

Truyền hình, điện ảnh “nóng” chuyện vi phạm bản quyền

Vi phạm bản quyền không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, uy tín của doanh nghiệp Việt Nam, làm khán giả Việt Nam mất quyền thưởng thức giải đấu bóng đá đỉnh cao một cách hợp pháp. Theo thông tin mà ICTnews có được, sau khi VTVcab bị dừng sóng Cúp C1 và C3, giới am hiểu về công nghệ đã phải tìm cách để theo dõi các trận đấu bóng đá bằng các nguồn khác trên Internet, cũng là một hình thức vi phạm bản quyền của người xem.

Vào ngày 27/8/2015, VTVcab đã công bố bản quyền phát sóng các giải bóng đá UEFAChampions League và UEFAEuropa League (UEL) trong 3 mùa giải 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018. Tuy nhiên ở ngay mùa giải đầu tiên 2015 - 2016, KJSM (đơn vị nắm giữ bản quyền hai giải đấu ở Việt Nam) đã đột ngột ngừng cung cấp bản quyền đối với VTVcab khi giải đấu đang ở giai đoạn hấp dẫn nhất bởi việc cắt ghép, phát tán clip của giải đấu tràn lan trên các trang báo điện tử ở Việt Nam.

Cho đến tháng 9/2016, sau nhiều nỗ lực đàm phán và phải chi trả thêm khá nhiều tiền để mua gói bản quyền mở rộng hơn, VTVcab đã được KJSM cấp trở lại quyền phát sóng hai giải đấu trong khuôn khổ Cúp C1. Kể từ đó để kịp thời ngăn chặn tình huống xấu nhất có thể xảy ra, VTVcab đã triển khai hàng loạt biện pháp kỹ thuật để bảo về nguồn tín hiệu của giải đấu phát sóng trên các kênh thể thao không bị rò rỉ ra ngoài. Đồng thời, thành lập một đội kiểm tra, rà soát việc tuân thủ bản quyền trong lúc diễn ra các trận đấu. Tuy nhiên có khá nhiều trang web cố tình phớt lờ cảnh báo của VTVcab và không chấp hành pháp luật bản quyền của giải Champions League và Europa League tại Việt Nam.

Cho đến đầu tháng 3/2017, VTVcab đã có văn bản báo cáo Bộ TT&TT và Sở TT&TT Hà Nội về các trang báo điện tử và trang tin điện tử đã liên tục vi phạm bản quyền hai giải đấu bóng đá mà VTVcab sở hữu bản quyền. Trong hai văn bản này, VTVcab đã chỉ đích danh các trang báo và trang tin điện tử vi phạm, đồng thời đề nghị Bộ TT&TT và Sở TT&TT Hà Nội có biện pháp chấn chỉnh, nhắc nhở các đơn vị này ngừng hành vi vi phạm, cũng như có trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại cho VTVcab.

Song mọi nỗ lực của VTVcab để canh giữ bản quyền cũng không giải quyết được khi có quá nhiều trang báo, trang tin điện tử cố tình vi phạm. Và đến nay, VTVcab lần thứ hai lại bị dừng sóng. Theo đại diện VTVcab, VTVcab bị mất không khoản tiền đã bỏ ra để mua bản quyền cho đến hết năm 2018, mà còn có nguy cơ bị đối tác khởi kiện.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận