Truyền hình trả tiền sẽ “chết” vì nạn vi phạm bản quyền

Truyền hình trả tiền sẽ “chết” vì nạn vi phạm bản quyền

Truyền hình trả tiền sẽ “chết” vì nạn vi phạm bản quyền

VTVcab liên tục kêu cứu vì bị vi phạm bản quyền Cúp C1. Ảnh minh họa

Báo cáo tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT vào ngày 3/5/2017, lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho hay, năm 2017 là năm đầu tiên triển khai thu phí quyền kinh doanh của các doanh nghiệp truyền hình trả tiền theo quy định tại  Thông tư 307/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền.

Theo lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, trong quý I/2017 đã có một số doanh nghiệp truyền hình trả tiền nộp phí theo quy định, việc triển khai thu phí theo quy định mới chưa phát sinh khó khăn.

Theo quy định mới nhất, bắt đầu từ năm 2017 các doanh nghiệp truyền hình trả tiền phải đóng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là 0,3% trên doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.

Doanh thu tính phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền quy định tại khoản này là tổng doanh thu phát sinh từ hợp đồng với các thuê bao truyền hình trả tiền trong kỳ tính phí (không bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Các doanh nghiệp truyền hình trả tiền cũng phải đóng lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền: 5.000.000 đồng/giấy chứng nhận. Trường hợp sửa đổi đăng ký: 2.500.000 đồng/giấy chứng nhận.

Theo lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, hiện có một số doanh nghiệp truyền hình trả tiền kiến nghị Bộ TT&TT phải có chế tài quản lý vấn đề vi phạm bản quyền chương trình truyền hình trên mạng viễn thông. Theo các doanh nghiệp này, tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình trên Internet diễn ra khá nghiêm trọng, nếu nhà nước không có chế tài xử lý thì các doanh nghiệp truyền hình trả tiền có nguy cơ sẽ “chết”. Bởi doanh thu bình quân trên thuê bao (ARPU) đã rất thấp, nếu tình trạng vi phạm bản quyền cứ tràn lan sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của doanh nghiệp.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận