VTV đưa ra mức phí dịch vụ truyền dẫn phát sóng truyền hình số rẻ “bất ngờ”

VTV đưa ra mức phí dịch vụ truyền dẫn phát sóng truyền hình số rẻ “bất ngờ”

VTV đưa ra mức phí dịch vụ truyền dẫn phát sóng truyền hình số rẻ “bất ngờ”

VTV đã tính toán một mức chi phí thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng truyền hình số DVB-T2 rẻ bất ngờ. Ảnh minh họa: theo vtv.vn

Hồi tháng 3/2017, trước đề nghị của Đài Truyền hình Việt Nam và ý kiến các Bộ TT&TT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ không thành lập doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có văn bản đồng ý cho VTV chưa thành lập doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng theo đề nghị của Đài Truyền hình Việt Nam.

Tuy nhiên, theo nội dung văn bản này Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng giao Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng phương án thí điểm thu phí dịch vụ phát sóng truyền hình số mặt đất và các dịch vụ giá trị gia tăng để làm cơ sở xây dựng lộ trình thành lập doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng theo quy định tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Đồng thời, VTV vẫn phải thực hiện các kế hoạch triển khai phát sóng truyền hình số mặt đất theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Đề án Số hóa truyền hình.

Tại buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải với Phó Tổng giám đốc VTV Đinh Đắc Vĩnh về triển khai Đề án số hóa truyền hình của Chính phủ mới đây, trao đổi về việc xây dựng thí điểm đơn giá dịch vụ truyền dẫn phát sóng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ông Đỗ Hồng Thu, Giám đốc Trung tâm Truyền dẫn phát sóng của VTV cho hay, Trung tâm đã tính toán và thí điểm xây dựng đơn giá, đơn giá truyền dẫn ở mỗi địa bàn có mức chi phí khác nhau. Trung tâm đã có những bước đầu tiên thỏa thuận với Đài PT-TH Đà Nẵng, tuy Trung tâm chưa phải là doanh nghiệp nên không được phép thu phí, nhưng khi được giao nhiệm vụ phát sóng số cho kênh truyền hình thiết yếu tại Đà Nẵng VTV phải đầu tư nhiều để thiết lập hệ thống, cũng như chi phí vận hành. Ước tính chi phí tại Đà Nẵng khoảng trên 400 triệu đồng/năm. Còn nếu như tại Hà Nội thì mức chi phí sẽ cao hơn phải gấp 4 lần giá mà Công ty CP Truyền dẫn phát sóng truyền hình số đồng bằng Sông Hồng đưa ra bây giờ (giá của RTB khoảng 1,5 tỷ đồng/năm – PV).

Theo ông Thu: “riêng ở Hà Nội mỗi năm chúng tôi tính toán chi phí phải lên tới gần 6 tỷ đồng”. Nếu tính đúng, tính đủ cả chi phí thuê mặt bằng, thuê anten, thuê trụ sở, tiền điện và nhân công thì chi phí thuê truyền dẫn phát sóng của các Đài sẽ rất lớn, sau này khi chuyển sang phát sóng mạng đơn tần lại càng tốn kém hơn. Còn ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc không có doanh nghiệp nào ngoài VTV đầu tư hạ tầng phát sóng, tại các khu vực này nếu tính đúng, tính đủ khoảng gần 500 triệu đồng/năm cho một kênh HD,

Ông Thu cũng cho hay, VTV không ủng hộ việc phát sóng cho các Đài PT-TH địa phương, thỏa thuận phát sóng của VTV tại một số tỉnh Bắc Bộ là những thỏa thuận được ký từ trước khi triển khai số hóa truyền hình nên đến nay VTV phải thực hiện. Đến nay các Đài đều có mong muốn phát sóng chuẩn HD, nhưng với tài nguyên tần số được cấp VTV không thể cung cấp dịch vụ HD cho các đài địa phương được. Do đó, VTV rất mong muốn các doanh nghiệp khu vực mạnh lên và có thể đảm nhận phát sóng chuẩn HD cho các đài địa phương.

Theo ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, mức giá 400 triệu đến 500 triệu đồng/năm mà VTV tính toán chi phí khi phát sóng kênh truyền hình cho các đài tỉnh là một mức giá rất hợp lý. Ví dụ ở Đà Nẵng VTV tính khoảng 400 triệu đồng/năm bao gồm 1 trạm chính và 2 trạm lặp là chi phí rất tốt, thuận lợi cho các đài địa phương. Nhưng ông Hoan cũng nhấn mạnh việc khi Trung tâm Truyền dẫn phát sóng của VTV chưa là doanh nghiệp thì chưa được cung cấp dịch vụ thu phí, vì thu phí sẽ bị “thổi còi” ngay. Hiện tại Trung tâm Truyền dẫn phát sóng của VTV được Ban chỉ đạo Đề án Số hóa truyền hình giao nhiệm vụ phát sóng kênh truyền hình thiết yếu của Đà Nẵng và triển khai ở một số khu vực khó khăn như miền núi phía Bắc và Gia Lai, Kon Tum.

Trong các cuộc họp tại Bộ TT&TT trước đây, các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng như RTB, SDTV, AVG đều đưa ra một mức giá dịch vụ truyền dẫn phát sóng một kênh trên mạng đơn tần khoảng từ 1,5 tỷ đồng/năm phát sóng chuẩn SD và 3 tỷ đồng/năm chuẩn HD.

Ông Hoan cũng đề cập đến việc một số Đài địa phương hiện nay kêu ca việc họ đã phát sóng các kênh địa phương lên vệ tinh hết rồi, nay phát sóng trên hạ tầng số mặt đất nữa sẽ rất tốn kém, một số địa phương còn kiến nghị sẽ chỉ phát sóng kênh thiết yếu trên hạ tầng vệ tinh mà thôi. Tuy nhiên, ông Hoan lưu ý các Đài khi phát lên vệ tinh cũng không thể phát chuẩn HD, bên cạnh đó một số nội dung có bản quyền sẽ không thể phát quảng bá lên vệ tinh được. Vì vậy, phát sóng số mặt đất vẫn là lựa chọn tốt nhất và rẻ nhất trong việc phục vụ phát sóng truyền hình số miễn phí tới người dân.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận