VTV sẽ phủ sóng truyền hình số ở miền núi phía Bắc, Gia Lai và Kon Tum

VTV sẽ phủ sóng truyền hình số ở miền núi phía Bắc, Gia Lai và Kon Tum

VTV sẽ phủ sóng truyền hình số ở miền núi phía Bắc, Gia Lai và Kon Tum

Lãnh đạo Bộ TT&TT và Lãnh đạo VTV họp bàn triển khai Đề án Số hóa truyền hình giai đoạn tiếp theo. Ảnh: Xuân Lộc

Sáng ngày 31/8/2017, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đã có buổi làm việc với Phó Tổng giám đốc VTV Đinh Đắc Vĩnh về triển khai Đề án số hóa truyền hình của Chính phủ.

Cuối năm 2017, VTV có 37 máy phát sóng truyền hình số 

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Trần Quang Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm truyền dẫn phát sóng của VTV cho hay, Trung tâm cam kết đảm bảo đúng lộ trình số hóa mà Chính phủ và Bộ TT&TT yêu cầu. Tính tới thời điểm này, VTV đã đầu tư 27 máy phát số tại 26 tỉnh (riêng Cần Thơ được đầu tư 2 máy phát mới, nhưng mới dùng 1 máy). Các máy phát phần lớn được dùng để phát sóng 9 chương trình của VTV, có một số máy phát thêm chương trình của truyền hình địa phương, trong số 9 kênh của VTV thì có 5 chương trình được phát chuẩn HD, 3 chương trình phát chuẩn âm thanh 5.1. Số máy phát trên được đặt ở đồng bằng Bắc Bộ 8 chiếc, đồng bằng Nam Bộ có 11 máy, 9 máy ở miền Trung Tây Nguyên.

Sóng truyền hình số DVB-T2 của VTV cơ bản phủ sóng 2 vùng đồng bằng trọng điểm của Nam Bộ, Bắc Bộ và khu vực miền Trung. Bên cạnh đó, VTV còn thực hiện các dự án của chương trình phủ sóng truyền hình biển đảo, đã lắp 9 máy công suất nhỏ trên các đảo và bàn giao cho các Đài PT-TH huyện quản lý. Các máy phát sóng nói trên được VTV triển khai từ 2010 đến nay nên kho tần số không thể đủ để làm mạng đơn tần, vẫn phát sóng mạng đa tần. Hiện tại VTV thử nghiệm mạng đơn tần trên diện hẹp ở Hà Nội và đã có Đề án triển khai mạng đơn tần ở Bắc Bộ trình Tổng giám đốc phê duyệt.

Năm 2017, Trung tầm truyền dẫn phát sóng dự kiến nhận bàn giao 10 máy phát số, trong đó có 3 máy do Ban Truyền hình tiếng dân tộc đã đầu tư ở Hòn Me - Kiên Giang, Gia Lai, Kon Tum (đang phát thử nghiệm máy phát ở Hòn Me dự kiến trong tháng 9 phát sóng chính thức, thêm 2 máy ở Gia Lai và Kon Tum dự kiến tháng 11 đưa vào sử dụng). Dự án phủ sóng biển đảo cũng triển khai đầu tư giai đoạn 4 hai máy phát ở Thanh Hóa và Cà Mau. Trong tháng 10, Trung tâm Truyền dẫn phát sóng cũng hoàn thiện xong dự án nâng cấp máy phát sóng số ở 5 tỉnh: Tây Ninh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Quảng Nam.

“Với kế hoạch này sẽ đảm bảo khu vực Nam Bộ có thể tắt sóng cuối năm 2018, đúng lộ trình số hóa truyền hình của Chính phủ”, ông Hưng khẳng định.

Trong giai đoạn 2018-2020, Trung tâm Truyền dẫn phát sóng đã trình Lãnh đạo VTV 4 dự án chính nhằm hoàn thiện hệ thống máy phát sóng truyền hình số theo đúng lộ trình của Chính phủ. Cụ thể: Dự án phủ sóng mạng đơn tần (SFN) Bắc Bộ đầu 10 máy phát chính ở Bắc Bộ. Dự án mạng phủ sóng đơn tần SFN Nam Bộ 10 máy phát chính. Dự án đầu tư máy phát số theo lộ trình đến năm 2020 sẽ đầu tư 15 máy phát số tại các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung đáp ứng lộ trình phủ sóng số cho các tỉnh giai đoạn 3 và giai đoạn 4 của Đề án. Dự án xây dựng hệ thống  giám sát NOC giám sát cho các hệ thống máy phát hình số đảm bảo yêu cầu chất lược phát sóng cao.  

Ông Trần Quang Hưng cũng kiến nghị, Cục Tần số Vô tuyến điện tạo điều kiện về mặt tần số cho VTV trong giai đoạn chuyển sang mạng đơn tần, đặc biệt là tại hai khu vực trọng điểm là Bắc Bộ và Nam Bộ, có cơ chế ưu tiên hỗ trợ VTV trong việc mở rộng vùng phủ sóng tới các tỉnh khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Ông Hưng cũng đề nghị VTV ưu tiên nguồn lực để mở rộng các dự án đến năm 2020 để sớm phủ sóng các kênh VTV độ phân giải cao HD. Hết năm 2017 Trung tâm sẽ quản lý 37 máy phát số, trong đó có 11/37 là máy phát cũ chuyển từ tương tự chuyển đổi sang, các máy này đã dùng 7 năm rồi khó chạy ổn định, đề nghị VTV sớm có phương án thay dần các máy cũ.

Theo ông Đinh Đắc Vĩnh, thời gian qua VTV đã bám sát đúng lộ trình và chỉ đạo của Thủ tướng về Đề án số hóa truyền hình, hoàn thành giai đoạn 1 và giai đoạn 2 và một phần của giai đoạn 3, VTV đã đưa vào kế hoạch trung hạn để đầu tư hệ thống truyền dẫn phát sóng cho Đề án số hóa truyền hình đảm bảo đúng lộ trình đề ra. Tuy nhiên, khó khăn cơ bản là các dự án đầu tư trung hạn đã được VTV chấp thuận đầu tư nhưng từ năm 2016 VTV phải áp dụng theo Luật Đầu tư công, dự án năm 2016 đến tháng 12 mới được duyệt nên gần như cả năm 2016 bị dừng toàn bộ không triển khai được, các dự án năm 2017 đến nay chưa được duyệt. Sự chậm trễ trong phê duyệt đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư cho hệ thống truyền dẫn phát sóng số của VTV.

VTV chủ động phủ sóng truyền hình số ở miền núi phía Bắc, Gia Lai và Kon Tum

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải, khi triển khai Đề án Số hóa truyền hình, Bộ TT&TT xác định ở khâu truyền dẫn phát sóng VTV đóng vai trò chủ chốt, mạng của VTV vẫn là mạng sương sống và cơ bản nhất. Mặc dù VTV triển khai mạng truyền hình số chậm hơn một số đơn vị khác nhưng với thế mạnh về cơ chế tự chủ và năng lực nên VTV đã triển khai rất nhanh hệ thống truyền dẫn phát sóng số, hơn hẳn hai đơn vị đi trước là VTC và AVG. Tiến độ triển khai hệ thống truyền dẫn phát sóng số như VTV đặt ra cơ bản đang đáp ứng được yêu cầu, Bộ TT&TT đề nghị VTV tiếp tục giữ quan điểm như vậy để hỗ trợ Đề án số hóa truyền hình thành công vào năm 2020.

Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cũng đề nghị VTV thực hiện đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc khi chưa thành lập doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng thì VTV vẫn phải thực hiện đầy đủ các nội dung của Đề án theo yêu cầu của Bộ TT&TT, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là phủ sóng số các địa phương theo kế hoạch của Ban chỉ đạo Đề án Số hóa truyền hình. Bộ TT&TT thống nhất VTV là đơn vị đi đầu phục vụ cho việc số hóa truyền dẫn phát sóng cho các kênh của Đài và của cả nước. Do đó, ở những vùng chưa có đơn vị nào phủ sóng truyền hình số, đặc biệt là miền núi phía Bắc và Gia Lai, Kon Tum, VTV sẽ chủ động phủ sóng truyền hình số mặt đất.

Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cũng đề nghị VTV khi đầu tư mở rộng vùng phủ sóng phải đồng bộ với kế hoạch hỗ trợ đầu thu cho người nghèo của Bộ TT&TT đang triển khai, kế hoạch phát sóng và thu sóng phải đi cùng nhau.

Đối với kiến nghị liên quan đến tần số, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải khẳng định, sau khi thực hiện xong Đề án số hóa truyền hình, tất cả các tần số phải về đúng quy hoạch, theo quy hoạch VTV được cấp ba kênh tần 25-26-27 và kênh 21 dự phòng. Do vậy, VTV phải đầu tư thực hiện chuyển đổi tần số sang mạng đơn tần theo quy hoạch.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận