Cường kích “Bọ cạp” Mỹ lần đầu bắn rocket, tên lửa

Cường kích “Bọ cạp” Mỹ lần đầu bắn rocket, tên lửa

(Kiến Thức) - Máy bay cường kích Scorpion (Bọ cạp) của công ty Textron Mỹ đã lần đầu tiên phóng thử rocket và tên lửa không đối đất Hellfire tại thao trường White Sand.

Cuong kich “Bo cap” My lan dau ban rocket, ten lua
Theo Tạp chí Flight Global, từ ngày 10-14/10, máy bay cường kích Scorpion (Bọ Cạp) đã tiến hành lần thử nghiệm vũ khí đầu tiên tại trường bắn White Sand, bang New Mexico. Nguồn ảnh: Military-Today 

Cuong kich “Bo cap” My lan dau ban rocket, ten lua-Hinh-2
 Trong cuộc thử nghiệm này, máy bay cường kích hạng nhẹ Scorpion đã tiến hành bắn thử nghiệm 2 quả đạn rocket tự dẫn thông minh Hydra-70 cỡ 70mm và tên lửa chống tăng AGM-114F Hellfire. Nguồn ảnh: Flight Global

Cuong kich “Bo cap” My lan dau ban rocket, ten lua-Hinh-3
 Các vũ khí được dẫn đường bằng cảm biến L-3 Wescam MX-15Di trên máy bay. Cuộc thử được đánh giá là thành công mỹ mãn, đặt dấu mốc quan trọng trong chương trình phát triển máy bay cường kích hạng nhẹ Scorpion của công ty Textron Airland. Ảnh: Scorpion bắn thử nghiệm tên lửa chống tăng Hellfire. Nguồn ảnh: Flight Global

Cuong kich “Bo cap” My lan dau ban rocket, ten lua-Hinh-4
 Máy bay cường kích Scorpion được phát triển bởi Textron Airland bằng nguồn vốn tư nhân nhằm nhằm tới mục tiêu đạt được hợp đồng cung cấp cho Không lực Vệ binh Quốc gia Mỹ và các nước đồng minh Mỹ. Chiếc máy bay nổi bật với giá mua rất rẻ (khoảng 20 triệu USD) và chi phí vận hành rẻ hơn nhiều so với các dòng máy bay tiêm kích, cường kích khác của Mỹ. Nguồn ảnh: Military-Today

Cuong kich “Bo cap” My lan dau ban rocket, ten lua-Hinh-5
 Scorpion được thiết kế cho vai trò cường kích hạng nhẹ, trinh sát, tuần tra trên không. Tuy nhiên, nó chỉ có thể đáp ứng nhiệm vụ chiến trường với mối đe dọa thấp từ dưới mặt đất. Nói dễ hiểu hơn, Scorpion phù hợp với hình thức tác chiến chống lại các lực lượng du kích, phiến quân thường không có khả năng phòng không mạnh. Nguồn ảnh: Military-Today

Cuong kich “Bo cap” My lan dau ban rocket, ten lua-Hinh-6
 Ngoài ra, kết cấu buồng lái lớn hai chỗ ngồi cho phép Scorpion đáp ứng nhiệm vụ bay huấn luyện phi công máy bay chiến đấu. Nguồn ảnh: Military-Today

Cuong kich “Bo cap” My lan dau ban rocket, ten lua-Hinh-7
 Scorpion có chiều dài 13,2m, sải cánh 14,4m, cao 4,27m, trọng lượng cất cánh tối đa 9,64 tấn. Máy bay này được chế tạo với nhiều thành phần từ máy bay thương mại, chủ yếu là trong kho của hãng Cessna - công ty con của Textron. Nguồn ảnh: Military-Today

Cuong kich “Bo cap” My lan dau ban rocket, ten lua-Hinh-8
 Chiếc máy bay được trang bị động cơ turbofan Honeywell TFE731 vốn dùng cho máy bay thương mại. Loại động cơ này chỉ giúp cho Scorpion đạt tốc độ dưới âm 833km/h, bù lại tầm bay của nó khá lớn lên tới 4.445km, trần bay 13,7km. Dù sở hữu cặp động cơ không quá mạnh, nhưng các phi công thử nghiệm máy bay Scorpion bình luận rằng, nó rất nhanh nhẹn, mạnh mẽ ngay cả khi chỉ bay với một động cơ. Nguồn ảnh: Military-Today

Cuong kich “Bo cap” My lan dau ban rocket, ten lua-Hinh-9
 Scorpion không có radar, thay vào đó nó chỉ có một cảm biến hồng ngoại - quang điện tử có thể "thò ra thụt vào" ở mũi. Nguồn ảnh: Military-Today

Cuong kich “Bo cap” My lan dau ban rocket, ten lua-Hinh-10
 Về khả năng mang vác vũ khí, rất ngạc nhiên khi cường kích Scorpion được thiết kế khoang vũ khí trong thân cho phép mang 1,4 tấn bom, tên lửa. Không nhiều máy bay chiến đấu phản lực hiện nay (ngoài máy bay tàng hình) sở hữu khả năng này. Ngoài ra, 6 giá treo trên cánh cho phép mang 2,8 tấn bom, tên lửa. Nguồn ảnh: Military-Today

An Ninh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận