Đây là những vũ khí tiêu chuẩn của bộ binh Việt Nam

Đây là những vũ khí tiêu chuẩn của bộ binh Việt Nam

(Kiến Thức) - Súng trường AK, súng chống tăng B41, đại liên DShK…là những vũ khí tiêu chuẩn, số 1 trong trang bị của bộ binh Việt Nam. 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam
Bộ binh đóng trò quan trọng, là lực lượng chính trong lục quân. Nó là lực lượng để chiếm giữ các vị trí và sự có mặt của bộ binh sẽ giữ được lãnh thổ đó. Trong khi các chiến thuật sử dụng lực lượng trên chiến trường có thể thay đổi thì nhiệm vụ cơ bản của bộ binh vẫn không thay đổi. Các hoạt động tấn công có vai trò quan trọng nhất đối với lực lượng bộ binh, cùng với phòng vệ tạo nên phương thức tác chiến chính trên chiến trường. Hiện nay, bộ binh Việt Nam không tổ chức thành binh chủng riêng mà cùng với quân chủng Lục quân nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị… Ảnh: Anh Tú 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-2
Trang bị cơ bản của bộ binh Việt Nam hiện nay đa phần là các vũ khí có xuất xứ từ Liên Xô và một phần trong nước chế tạo theo mẫu của Liên Xô. Ảnh: Anh Sơn 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-3
Loại súng tiểu liên/súng trường tấn công tiêu chuẩn, số 1 của đại đa số các quân đoàn chủ lực, trung đoàn - sư đoàn độc lập hay tại các quân khu đều là súng trường tấn công AK-47. Một số đơn vị đặc công, trinh sát được trang bị thêm cả khẩu AKS – AK-47 báng gấp nhỏ gọn. AK-47 dùng đạn 7,62x39mm, tầm bắn xa nhất 1.000m, tốc độ bắn 600 phát/phút. Ảnh: Anh Sơn 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-4
Trong ảnh là đại liên PKM, nó được Liên Xô sản xuất từ những năm 1960 với trọng lượng 7,5kg khi không có đạn (súng và chân chống chữ V), dài 1.192mm, chiều dài nòng 645mm. Súng sử dụng hệ thống nạp đạn bằng khí nén, chỉ có chế độ tự động, bắn với bolt mở, làm mát bằng không khí và có thể thay nòng nhanh chóng. Loại súng này hiện được trang bị tới cấp tiểu đội bộ binh trong QĐND Việt Nam. Ảnh: Anh Sơn 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-5
 Hộp tiếp đạn dây của đại liên PKM, nó dùng đạn 7,62x54mmR với tầm bắn 100-1.500m tùy thước ngắn, tốc độ bắn 650-850 phát/phút. Ảnh: Anh Sơn 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-6
Trong ảnh, các chiến sĩ bộ binh đang giữ thân đại liên DShK 12,7mm - một trong hỏa khí chủ lực của bộ binh Việt Nam. DShK được biên chế tới cấp trung đội thuộc đại đội bộ binh chính quy QĐND Việt Nam. Ảnh: Anh Sơn 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-7
DShK 12,7mm nặng 34kg, dài 1,62m, chiều dài nòng 1,07m, dùng đạn cỡ 12,7x108mm đạt tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1.000m, xa nhất đến 2.000m. Ảnh: Anh Sơn 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-8
 Đại liên DShK 12,7mm vừa có thể sử dụng để yểm trợ bộ binh trên mặt đất, cũng có thể biến thành hỏa lực phòng không riêng của bộ binh. Trong kháng chiến, bộ đội ta đã nhiều lần sử dụng DShK để bắn hạ máy bay. Ảnh: Anh Sơn 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-9
Một loại hỏa khí khác cũng đặc biệt quan trọng trong bộ binh Việt Nam, thậm chí trang bị tới cấp tiểu đội là súng chống tăng B41 – định danh của Việt Nam dành cho khẩu súng RPG-7 của Liên Xô được sử dụng cực kỳ phổ biến trên thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua. Ảnh: Anh Sơn 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-10
Súng chống tăng B41 dài 953mm khi không đạn và 1,340 mét với đạn. B41 có đường kính trong 40 mm, cỡ đạn to hơn cỡ nòng, đạn chỉ nhồi chuôi vào nòng súng. Giữa thân súng phình to ra thành một buồng rộng, đây là buồng đốt, chứa liều phóng, Việc tạo thành buồng đốt này sẽ đẩy súng về phía trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí và tuye sau. Chỗ phình ra của nòng có ốp lót gỗ dán (về sau thay bằng nhựa tổng hợp) chống nóng vai xạ thủ. Súng có hai tay cầm, với người thuận bên phải thì tay phải đặt trước, trái sau. Ảnh: Anh Sơn 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-11
Nhiệm vụ của B41 chủ yếu là dùng để chống xe tăng, xe thiết giáp của định với đạn tiêu chuẩn PG-7V có thể xuyên giáp dày 260mm ở tầm bắn hiệu quả 250m với mục tiêu di động. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất được cả đạn liều đúp kiểu PG-7VR có khả năng xuyên phá xe tăng lắp giáp phản ứng nổ (ERA) và các loại đạn có thể tiêu diệt hiệu quả bộ binh, công sự kiên cố...Ảnh: Anh Sơn 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-12
 Súng cối 60mm thường được trang bị trong đại đội hỏa lực trong biên chế tiểu đoàn bộ binh. Đây là hỏa lực đi kèm cực kỳ hiệu quả của bộ binh, thích hợp trong tác chiến đánh gần, có thể diệt mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thời nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt. Ảnh: Anh Sơn

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-13
Súng không giật ĐKZ-82 thường biên chế trong các đại đội hỏa lực thuộc tiểu đoàn bộ binh. Ảnh: Anh Sơn 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-14
ĐKZ-82 là cách gọi của Việt Nam dành cho khẩu súng không giật B-10 do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Việt Nam đã sử dụng cực kỳ hiệu quả ĐKZ-82 trong nhiệm vụ chống tăng-thiết giáp, tiêu diệt bộ binh, phá bãi mìn vật cản, tiêu diệt công sự. Ảnh: Anh Sơn 

Day la nhung vu khi tieu chuan cua bo binh Viet Nam-Hinh-15
Trong ảnh là đạn của ĐKZ-82. Ảnh: Anh Sơn 

Hoàng Lê-Anh Sơn

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận