Động trời vụ đánh cắp tiêm kích MiG-25 Liên Xô (1)

Động trời vụ đánh cắp tiêm kích MiG-25 Liên Xô (1)

Viktor Belenko - phi công của Liên Xô đã ăn cắp một chiếc tiêm kích MiG-25 và hạ cách xuống Nhật Bản vào ngày 6/9/1976. 

Ngày 6/9/1979, một sự kiện chấn động giữa lúc chiến tranh Lạnh đang trong giai đoạn căng thẳng đã xảy ra. Viktor Belenko - phi công kỳ cựu của Không quân Liên Xô bất ngờ hạ cánh xuống Nhật Bản trên một chiếc tiêm kích MiG-25 - một máy bay cực kỳ hiện đại của Liên Xô thời bấy giờ. Nó sở hữu những tính năng phương Tây đau đầu tìm cách hóa giải suốt 10 năm mà chưa được.

Trung úy Belenko là phi công thuộc Trung đoàn 513, Tập đoàn không quân số 11, đóng tại Chuguyevka, Primorsky Krai, phía đông của Liên Xô.

MiG-25 lúc bấy giờ được coi là tiêm kích đánh chặn mạnh nhất thế giới. Nó có radar tầm xa, đặc biệt sở hữu hai động cơ khổng lồ cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 3 - tốc độ mà không loại tiêm kích nào của Mỹ khi đó đuổi kịp. 

Không chỉ "cống nạp" máy bay hiện đại, kẻ phản bội Belenko còn mang theo cả cuốn cẩm nang hướng dẫn sử dụng MiG-25 dành cho phi công. Đó quả là "món quà trời cho" với tình báo NATO lúc bấy giờ.

Dong troi vu danh cap tiem kich MiG-25 Lien Xo (1)
Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-25. Nguồn ảnh: History mil

Tuy lúc đầu chính quyền Nhật Bản không cho phép ai tiếp cận máy bay, nhưng rồi ngay sau đó, Mỹ lại được mời để kiểm tra đánh giá một cách toàn diện về MiG-25. Như "chết đuối vớ được cọc", lập tức người Mỹ đã tháo rời và đánh giá từng chi tiết của MiG-25 trước khi trao nó được trao trả lại cho Liên Xô.

Trong cuốn sách “Phi công MiG” xuất bản năm 1983, tác giả John Barron cho rằng, việc đào tẩu của phi công Viktor Belenko là hoàn toàn tự nguyện. Chiếc MiG-25 đã đáp xuống Nhật Bản mà không có tên lửa kèm theo, đây chính là biến thể đánh chặn MiG-25P được mang đến để giới thiệu cho Belenko trong việc đào tạo chuyên sâu để điều khiển nó sau này. Tuy nhiên, nhiệm vụ giới thiệu để huấn luyện chuyên sâu này cho phi công Belenko đã diễn ra sớm hơn dự kiến ban đầu, ngay trước khi cơ quan tình báo KGB kịp can thiệp vì nghi ngờ rằng phi công Viktor Ivanovich Belenko có thể đào tẩu. 

Dong troi vu danh cap tiem kich MiG-25 Lien Xo (1)-Hinh-2
Phi công Viktor Ivanovich Belenko. Nguồn ảnh: Historic.ru
Mặc dù các vụ đào tẩu trong Chiến tranh Lạnh không phải là hiếm, tuy nhiên điều gì đã khiến vụ đào tẩu của Benlenko lại nổi tiếng đến như vậy? Có một thực tế rằng vụ đảo tẩu này đã mang theo bí mật rất lớn mà Phương Tây đang khao khát lời giải. Đây là điểm cần ghi nhớ về vụ đào tẩu của Belenko, và thật không may rằng thực tế này thường hay bị bỏ quên.
Có một số nhận định cho rằng cho sự kiện này diễn ra vào năm 1976 được bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa ngay từ khởi đầu thời kỳ hậu chiến. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đã có rất nhiều sự cố và các cuộc khủng hoảng dẫn đến các cuộc đối đầu giữa hai siêu cường quốc là Liên Xô và Mỹ. Một trong những sự kiện này máy bay gián điệp U-2 do phi công Francis Gary Powers đã xâm phạm và bị bắn rơi trên bầu trời Liên Xô 1/5/1960.
Dong troi vu danh cap tiem kich MiG-25 Lien Xo (1)-Hinh-3
Phi công Francis Gary Powers trước giờ bay. Nguồn ảnh: Historic.ru

Chiếc do thám cơ U-2 cất cánh từ căn cứ không quân Hoa Kỳ ở Peshawar thuộc Pakistan thực thi sứ mệnh mang tên Grand Slam với nhiệm vụ thu thập và điều tra về các trận địa tên lửa đạn đạo và các nhà máy sản xuất nguyên liệu hạt nhân dành cho vũ khí nguyên tử. Mục tiêu là các trận địa tên lửa đạn đạo hạt nhân ở Sverdlovsk, ở Plesetsk, và nhà máy làm giầu nhiên liệu hạt nhân plutonium tại Mayak.

Dong troi vu danh cap tiem kich MiG-25 Lien Xo (1)-Hinh-4
Máy bay do thám bay siêu cao U-2. Nguồn ảnh: Wiki

Các máy bay U-2 được thiết kế để bay cao hơn tầm với của các hệ thống phòng không của Liên Xô. Trần hoạt động của nó đã vượt ra ngoài phạm vi đánh chặn của các hệ thống tên lửa phòng không đánh chặn, nhưng chuyến bay của phi công Powers trên chiếc U-2 lần này đã được báo trước và tất cả các đơn vị tên lửa phòng không đã được đặt trong tình trạng báo động, cùng lúc đó các phi công MiG cũng nhận được lệnh sẵn sàng bay lên đánh chặn khi cần thiết.

Chiếc U-2 cuối cùng đã bị bắn hạ bởi tên lửa S-75 Dvina (SAM-2) gần Degtayrsk trong khu vực Ural. Powers đã không có cơ hột nhấn nút tự hủy của máy bay trước khi nhảy dù. Có một thực tế thú vị là, tổ điều khiển tên lửa SAM-2 không biết rằng chiếc U-2 đã bị bắn hạ, họ không nhận được tín hiệu từ bộ thu phát IFF của máy bay MIG đang truy đuổi U-2, và họ đã phóng tiếp tên lửa  hạ luôn cả chiếc này khiến phi công hy sinh. Có sự nhầm lẫn này có lẽ do bộ thu IFF trên máy bay MiG không được cập nhật vì ngày 1 tháng 5 là ngày lễ lớn kỷ niệm chiến thắng Phát xít của Liên Xô. 

Dong troi vu danh cap tiem kich MiG-25 Lien Xo (1)-Hinh-5
 Hệ thống tên lửa lừng danh SA-75 đã khiến U-2 tan xác. Nguồn ảnh: Wiki
Việt Hùng

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận