Giải mã âm mưu nham hiểm  của Trung Quốc sao chép Su-27

Giải mã âm mưu nham hiểm của Trung Quốc sao chép Su-27

(Kiến Thức) - Ký hợp đồng mua 200 giấy phép sản xuất 200 tiêm kích Su-27, nhưng khi đã sao chép 90% công nghệ, người Trung Quốc bắt đầu giở trò. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27
 Su-27 (NATO gọi là Flanker – kẻ tấn công sườn) là mẫu tiêm kích chiếm ưu thế trên không mạnh mẽ do OKB Sukhoi phát triển vào những năm 1980 nhằm đối đầu với mẫu F-15 Eagle của Không lực Mỹ. Sức mạnh của nó “khủng khiếp” tới mức trước khi Liên Xô tan rã (năm 1991), không một chiếc Su-27 nào được phép xuất khẩu ra bên ngoài. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-2
 Tuy nhiên, những khó khăn về kinh tế thời hậu Xô Viết đã buộc Liên bang Nga xuất khẩu một trong những vũ khí tối tân nhất của mình. Và như thế, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên ngoài các nước SNG (các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ) được nhập khẩu tiêm kích Su-27 tối tân. Hời hơn là, số Su-27 Nga xuất khẩu cho Trung Quốc được trả bằng hiện vật để cứu vãn tình hình thiếu thốn vật chất thay vì đồng Rúp. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-3
 Từ năm 1992 đến năm 2000, Trung Quốc đã mua tổng cộng 38 chiếc tiêm kích Su-27SK và 40 Su-27UBK hai chỗ ngồi dùng để huấn luyện, trung bình giá mỗi chiếc dao động từ 30-40 triệu USD. Su-27SK có thể mang tên lửa đối không R-73 và R-27. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-4
Nhưng trong năm 1995, Trung Quốc “giở trò”, khi họ không muốn mua Su-27 từ Nga và sẵn sàng trả tiền “giấy phép” để sản xuất tại Trung Quốc. Nga đồng ý với điều kiện Trung Quốc phải mua động cơ và hệ thống điện tử từ Nga. Tổng cộng, hai bên đồng ý rằng 200 chiếc Su-27 sẽ được sản xuất tại Trung Quốc (với tên mã J-11), giá xuất xưởng mỗi chiếc chỉ 12,5 triệu USD, tức chỉ bằng khoảng một phần ba khi Trung Quốc mua trực tiếp từ Nga.  

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-5
Nhưng người Nga không thể ngờ rằng, Trung Quốc tiếp tục “tráo trở, lật lọng. Sau khi đã ráp 100 chiếc J-11, Trung Quốc đã hủy bỏ phần còn lại của hợp đồng. Họ tuyên bố rằng Su-27 không còn đáp ứng nhu cầu của họ, Trung Quốc muốn một loại máy bay chiến đấu với khả năng mang vũ khí dẫn đường chính xác. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-6
Điều gì đến cũng phải đến trong âm mưu thâm độc cướp bản quyền chế tạo Su-27. Ba năm sau Trung Quốc tiết lộ rằng tập đoàn máy bay Thẩm Dương đã sản xuất được J-11 mà không cần sự hỗ trợ của Nga. Mặc dù 90% các thành phần của J-11 chế tạo tại Trung Quốc nhưng khung máy bay đã gần như giống hệt nhau. Phiên bản này sau đó được biết đến với cái tên J-11B. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-7
Các công ty công nghiệp quốc phòng Nga tỏ ra khó chịu và có ý định kiện lên tòa án quốc tế về việc sở hữu bản quyền. Nhưng trong 8 năm đầu thế kỉ 21, Trung Quốc chiếm 40% doanh số bán vũ khí của Nga nên việc kiện tụng đã nhạt dần. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-8
Trong thực tế, nhiều bộ phận của J-11B được hiện đại hóa như các màn hình hiển thị thông tin tập trung, hệ thống cung cấp oxi giúp phi công tỉnh táo khi bay ở tốc độ cao và hệ thống cảnh báo tên lửa đối phương khi tiếp cận máy bay. Radar N001E cũ của Nga đã được thay thế bằng một loại rada của Trung Quốc, nó có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở khoảng cách hơn 140km và tàu chiến cách 300km. Khung máy bay được Trung Quốc làm bằng vật liệu composite nhẹ hơn. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-9
J-11B cũng được phát triển để bắn các loại tên lửa nội địa như tên lừa đối không tầm ngắn PL-8 dẫn đường bằng hồng ngoại và tên lửa tầm trung PL-12 dẫn đường bằng radar với tầm bắn lên đến 100km. Một loạt các vũ khí không đối đất được Trung Quốc sản xuất, bao gồm tên lửa chống rada YJ-91, bom dẫn đường bằng laze LT-2. bom lướt LS-6 và tên lửa không đối đất KD-88. Tuy nhiên khẩu pháo GSh-30 mm được giữ lại. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-10
 Nhưng J-11B vẫn gặp phải một điểm yếu lớn, động cơ sản xuất trong nước là WS-10A đã không như kỳ vọng của các kĩ sư Trung Quốc, có báo cáo cho rằng phải sửa chữa động cơ WS-10A sau 30 giờ bay, so với 400 giờ bay đối với động cơ AL-31F của Nga trên Su-27. Báo cáo cho thấy rằng động cơ WS-10A không thể tạo ra nhiều lực đẩy như AL-31F, lực nâng cũng không đủ mạnh. Cuối cùng Trung Quốc cũng trang bị động cơ AL-31F cho các phi đội J-11. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-11
Trên cơ sở J-11B, các năm tiếp theo đó Thẩm Dương SAC liên tiếp cho ra đời nhiều phiên bản tiêm kích đa năng mới. Có thể nói nếu không có Su-27 của Nga thì Không quân Trung Quốc không thể tạo ra nhiều tiêm kích đa năng thế hệ 4 hiện đại tới vậy. Người Nga chắc chắn sẽ có ngày phải hối hận khi sự “ngây thơ” của họ đã khiến họ phải trả giá đắt. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-12
 Trong năm 2015, Trung Quốc tiết lộ đã phát triển một nguyên mẫu J-11D với hàng loạt công nghệ cao. J-11D tích hợp radar AESA và vật liệu chống phản xạ. Nó cũng thể treo hai giá treo dưới cánh để gắn thêm tên lửa không đối không PL-10, PL-15 và PL-21 và tên lửa chống tàu YJ-12. Thú vị nhất là J-11D có thể trao đổi dữ liệu với máy bay và tàu chiến .Tuy nhiên, J-11D thiếu những nâng cấp kỹ thuật so với Su-35, các máy bay chiến đấu của Nga linh hoạt hơn, có khả năng bay xa hơn với tải trọng vũ khí nhiều hơn. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-13
Trung Quốc cũng sử dụng cơ sở khung thân J-11 để phát triển tiêm kích hạm J-15 theo thiết kế mẫu Su-33 (vốn cũng do OKB Sukhoi sản xuất trên loại Su-27). J-15 được dự định sẽ đối trọng với FA-18E/F Hornet, nhưng lực đẩy của động cơ WS-10A không đủ mạnh nên phải nhờ phần dốc của tàu sân bay để cất cánh, điều này làm giảm khả năng mang vũ khí của nó khi mà đối phướng được hỗ trợ máy phóng hơi nước hay máy phóng điện từ trên tàu sân bay Gerald R.Ford. 

Giai ma am muu nham hiem  cua Trung Quoc sao chep Su-27-Hinh-14
Hiện tại Trung Quốc đang đặt hàng máy bay tiêm kích Su-35. Theo các chuyên gia, cái mà Trung Quốc quan tâm trên Su-35 là động cơ có kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều TVC AL-41FS, Nga đã biết ý đồ của Trung Quốc và sẽ không bán nếu Trung Quốc mua số lượng nhỏ. Tuy nhiên cuối cùng họ cũng đạt thỏa thuận tháng 1/2016 bằng việc Nga sẽ bán cho Trung Quốc 24 chiếc Su-35 trong một hợp đồng trị giá 2 tỉ USD không bao gồm vũ khí. Phải chăng người Nga lại một lần nữa “dẫm vào vết xe đổ” như với trường hợp Su-27. 

Gia Lộc

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận