Hồ sơ tiêm kích hạm F/A-18 danh tiếng của Mỹ (1)

Hồ sơ tiêm kích hạm F/A-18 danh tiếng của Mỹ (1)

Tiêm kích hạm F/A-18 Hornet là mẫu máy bay chiến đấu trên tàu sân bay xuất sắc nhất trong lịch sử hàng không Hải quân Mỹ. 

McDonnell Douglas F/A-18 Hornet là một máy bay tiêm kích đa năng 2 động cơ hoạt động trên tàu sân bay, được thiết kế như là một máy bay tiêm kích và máy bay tấn công (F/A có nghĩa là Fighter/Attack).
Được phát triển bởi McDonnell Douglas và Northrop, tiêm kích hạm F/A-18 được thiết kế lại từ nguyên mẫu YF-17 trong năm 1970 và sử dụng bởi Hải quân Mỹ và Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Nguồn gốc ra đời
Trong năm 1960, Hải quân Mỹ bắt đầu chương trình Máy bay tiêm kích tấn công cho hải quân (Naval Fighter Attack Experimental/VFAX) để phát triển một máy bay đa chức năng nhằm thay thế các máy bay đã lỗi thời như McDonnell Douglas A-4 Skyhawk, LTV A-7 Corsair II, McDonnell Douglas F-4 Phantom II, và bổ sung cho các máy bay tiêm kích đánh chặn F-14 Tomcat (vào thời điểm này F-14 Tomcat vẫn chưa có khả năng tấn công mục tiêu dưới mặt đất).
Phó Đô đốc Lee Kent, người đứng đầu của Lực lượng Chỉ huy Hàng không Hải quân (Naval Air Systems Command/ NAVAIR), là những người ủng hộ chính cho chương trình VFAX chống lại sự phản đối mạnh mẽ đến từ nhiều sĩ quan hải quân khác, trong đó có Phó Đô đốc William D. Houser, Phó giám đốc của các Hoạt động Hải quân cho tác chiến trên không - chức vụ cao nhất của phi công hải quân.
Hồ sơ tiêm kích hạm F/A-18 danh tiếng của Mỹ (1)
 Máy bay tiêm kích đánh chặn F-14A Tomcat của Hải quân Mỹ với 4 tên lửa không-đối-không tầm trung AIM-7 Sparrow lắp dưới bụng và 4 tên lửa không-đối-không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder lắp dưới giá treo ở gốc cánh. Vào thời điểm này, F-14A là một máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nặng có giá thành cao và không có khả năng tấn công mục tiêu dưới mặt đất
Vào tháng 8 năm 1973, Quốc hội Mỹ bắt buộc hải quân nước này phải chọn một máy bay có chi phí thấp hơn đối với F-14 Tomcat. Grumman đề xuất một phiên bản đơn giản hóa là F-14X, trong khi McDonnell Douglas đã đề xuất một phiên bản hải quân của F-15 là F-15N, nhưng cả hai đều đắt tiền như F-14. Mùa hè năm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Schlesinger đã ra lệnh Hải quân Mỹ để đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong chương trình của Máy bay tiêm kích hạng nhẹ (Lightweight Fighter/LWF) của Không quân Mỹ, bao gồm General Dynamics YF-16 và Northrop YF-17 và yêu cầu của không quân trong chương trình này là một máy bay tiêm kích ban ngày mà không có khả năng tấn công mặt đất.
Northrop YF-17
Dự án chế tạo YF-17 bắt đầu từ năm 1966, Northrop tiến hành nghiên cứu về một thế hệ máy bay tiếp theo F-5 Freedon Fighter, với một đội ngũ chịu sự điều hành của Lee Begin JR, người đã làm việc trên F-5. Họ đã xem xét một cấu hình sơ bộ cho một máy bay tiêm kích chiếm ưu thế hạng nhẹ nhanh nhẹn. Năm 1967, Northrop quyết định theo những khái niệm sơ bộ với các nghiên cứu thiết kế chi tiết hơn.
Mặc dù khái niệm ban đầu của nhóm nghiên cứu là thiết kế N-300 với cái nhìn giống như một chiếc F-5, nhưng đến năm 1970, họ đã phát triển một thiết kế mới, bao gồm "gốc cánh kéo dài” (Leading Edge Root Extension/ LERX) hoặc đôi khi chỉ là "LEX"; phần mở rộng và kéo dài gốc cánh máy bay về phía trước dọc theo thân máy bay. Cửa hút khí nằm dưới phần gốc cánh kéo dài và cánh đuôi đứng đôi, khác với F-5 chỉ có một cánh đuôi đứng. Gốc cánh kéo dài giúp máy bay xử lý tốt hơn khi ở góc tấn (Angle of Attack/AOA), trong khi cánh đuôi đứng đôi cải thiện sự ổn định khi đảo lái và máy bay rẽ mượt hơn.
Hồ sơ tiêm kích hạm F/A-18 danh tiếng của Mỹ (1)
Dự án N-300 đánh dấu sự khởi đầu của những gì chúng ta biết ngày nay là F-18. Bắt đầu vào năm 1965 như một dự án của Northrop, chiếc máy bay đã phát triển thành máy bay đa nhiệm vụ P530 Cobra và sau đó được biến đổi thành một máy bay tiêm kích thực hiện 1 nhiệm vụ không chiến duy nhất để cạnh tranh trong chương trình LWF. Sự thay đổi này đã cho ra đời nguyên mẫu YF-17. 
Khái niệm tinh tế này có định danh là P-530 và có tên khác là “Cobra” (Rắn hổ mang) vì gốc cánh kéo dài lớn đã cho máy bay này một cái nhìn "ngầu". Một mô hình đầy đủ đã được trưng bày tại Paris Air Show vào năm 1971. Northrop tiếp tục cải thiện thiết kế, với một đội ngũ làm việc trên một thiết kế 1 động cơ định danh là P-610, trong khi một đội khác làm việc trên thiết kế 2 động cơ định danh là P-600. Và mẫu thiết kế P-600 đã được chọn làm thiết kế cho nguyên mẫu YF-17 Cobra để tham gia chương trình LWF sau này.
Hồ sơ tiêm kích hạm F/A-18 danh tiếng của Mỹ (1)
 Một mô hình P-530-1 đầy đủ đã được trưng bày tại Paris Air Show vào năm 1971
Hồ sơ tiêm kích hạm F/A-18 danh tiếng của Mỹ (1)
Hình vẽ mẫu máy bay tiêm kích P-600.
Nguyên mẫu YF-17 đầu tiên (c/n 72-1569) đã được ra khỏi Hawthorne vào ngày 04 Tháng 4 năm 1974; Chuyến bay đầu tiên của YF-17 được thực hiện ở căn cứ Không quân Edwards vào ngày 09 tháng 6 do Henry "Hank" Chouteau điều khiển. YF-17 thực hiện chuyến bay kéo dài 61 phút, ở độ cao 5791m và tốc độ tối đa là 981.7km/h.
Nguyên mẫu YF-17 thứ 2 (c/n 72-1570) bay lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 8. Qua năm 1974, YF-17 thi đấu với General Dynamics YF-16 trong chương trình LWF. 2 nguyên mẫu YF-17 bay 288 chuyến bay thử nghiệm, tổng cộng là 345,5 giờ. YF-17 đạt tốc độ tối đa Mach 1,95, chịu tải tối đa là 9,4G và đạt độ cao tối đa hơn 15.000 m. Nó có thể đạt được góc tấn 34° khi bay ngang và 63° khi leo cao ở tốc độ 930 km/h.
Hồ sơ tiêm kích hạm F/A-18 danh tiếng của Mỹ (1)
 Nguyên mẫu YF-17 đầu tiên (c/n 72-1569) thực hiện chuyến bay trình diễn vào năm 1974
Các hình thức đánh giá giữa YF-16 và YF-17 bắt đầu vào cuối năm 1974. YF-17 tỏ ra xuất sắc hơn YF-16, với khả năng xử lý tuyệt vời với gần như tất cả các trường hợp. Vào thời điểm đó, các cổ phần trong chương trình này đã được đặt ra: Không quân Mỹ đã yêu cầu thành lập một chương trình" Máy bay tiêm kích (Air Combat Fighter/ACF) vào tháng 4 năm 1974, và người chiến thắng của cuộc thi LWF sẽ được lựa chọn để vào chương trình này. Và vào ngày 13 tháng 1 năm 1975, YF-16 là người thắng cuộc.
Mặc dù YF-16 đã giành chiến thắng trong chương trình LWF, nhưng dự án YF-17 Cobra không bị chết đi. Trong tháng 5 năm 1974, Ủy Ban Quân Vụ (House Armed Services Committee) chuyển 34 triệu USD từ chương trình VFAX sang một chương trình mới, chương trình Máy bay tiêm kích Hải quân (Navy Air Combat Fighter/ NACF) và Hải quân Mỹ được lệnh phải lựa chọn máy bay thắng cuộc trong chương trình ACF, đó là YF-16 và General Dynamics hợp tác với LTV để thiết kế “Mẫu 1600” cho Hải quân Mỹ hay còn gọi là YF-16N. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ không tin rằng một chiếc máy bay với 1 động cơ và càng đáp hẹp có thể dễ dàng hoạt động trên tàu sân bay hay kinh phí hoạt động rẻ hơn và từ chối chấp nhận dòng máy bay F-16. Ngày 02 tháng 5 năm 1975 Hải quân Mỹ công bố lựa chọn của mình là YF-17.
Hồ sơ tiêm kích hạm F/A-18 danh tiếng của Mỹ (1)
 Nguyên mẫu YF-17 thứ 2 (c/n 72-1570)
Kể từ khi chương trình LWF không chia sẻ các yêu cầu thiết kế đối với chương trình VFAX, Hải quân hỏi McDonnell Douglas và Northrop phát triển một loại máy bay mới từ thiết kế và nguyên tắc của YF-17. Ngày 01 tháng 3 năm 1977 Bộ trưởng Hải quân W. Graham Claytor bố rằng chiếc F-18 sẽ được đặt tên là Hornet (Ong bắp cày).
Tri Năng

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận