Ka-29 và Ka-31: Bộ đôi hoàn hảo cực dị của Hải quân Nga

Ka-29 và Ka-31: Bộ đôi hoàn hảo cực dị của Hải quân Nga

Xuất phát điểm chỉ là trực thăng vận tải tuy nhiên khả năng của Ka-29 và cả Ka-31 sau này lại vượt qua cả sự mong đợi của Hải quân Liên Xô.

Ka-29 va Ka-31: Bo doi hoan hao cuc di cua Hai quan Nga
 Ra đời từ năm 1985 tại Liên Xô, trực thăng vận tải Ka-29 được phát triển dựa trên dòng trực thăng chống ngầm chuyên dụng Ka-27 của Hải quân Liên Xô trước đây với nhiệm vụ chính là vận tải và tác chiến điện tử trong các đơn vị không quân hải quân của Liên Xô. Nguồn ảnh: Sina.

Ka-29 va Ka-31: Bo doi hoan hao cuc di cua Hai quan Nga-Hinh-2
 Giống với nhiều trực thăng dòng Kamov khác, Ka-29 cũng có kiểu dáng cực kỳ độc đáo với đuôi cụt và cánh quạt đồng trục rất hiếm thấy trên các loại trực thăng phổ biến thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Sina.

Ka-29 va Ka-31: Bo doi hoan hao cuc di cua Hai quan Nga-Hinh-3
Kể từ khi xuất hiện Ka-29 thực hiện khá rất tốt vai trò vận tải trong các biên đội tàu chiến của Hải quân Liên Xô, với tầm hoạt động khi tải 2 tấn hàng hóa lên đến 470km và không tải có thể lên đến hơn 700km, với thời gian hoạt động liên tục từ 3-4 giờ bay. Nguồn ảnh: Sina.

Ka-29 va Ka-31: Bo doi hoan hao cuc di cua Hai quan Nga-Hinh-4
Ở thời kỳ đỉnh cao của mình Hải quân Liên Xô được trang bị phi đội tới 30 trực thăng Ka-29. Phía Liên Xô xếp Ka-29 vào loại "trực thăng vận tải chiến đấu" dựa trên năng lực vận tải của nó khi mà Ka-29 có thể mang theo tối đa tới 2 tấn hàng hóa hoặc 16 Thủy quân Lục chiến hoặc 10 lính dù. Nguồn ảnh: Sina.
Ka-29 va Ka-31: Bo doi hoan hao cuc di cua Hai quan Nga-Hinh-5
Sở dĩ gọi như vậy là bởi ngoài khả năng vận tải, Ka-29 còn được trang bị hệ thống quan sát và hệ thống hỏa lực đa dụng, cho phép phi hành đoàn có thể bay và chiến đấu bất kể ngày đêm, bất kể mọi điều kiện thời tiết khi được vũ trang. Nguồn ảnh: Sina.

Ka-29 va Ka-31: Bo doi hoan hao cuc di cua Hai quan Nga-Hinh-6
 Tới cuối những thập niên 80, do Ka-29 thể hiện quá tốt và quá phù hợp với yêu cầu tác chiến trên biển, Hải quân Liên Xô tiếp tục phát triển Ka-29 lên một phiên bản mới hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Wiki.

Ka-29 va Ka-31: Bo doi hoan hao cuc di cua Hai quan Nga-Hinh-7
  Nhà máy trực thăng Kamov đã cải tiến Ka-29 tốt đến nỗi phiên bản mới của Ka-29 là Ka-29RLD vượt trội và khác hoàn toàn so với phiên bản Ka-29 thông thường nên Ka-29RLD được đổi tên thành Ka-31 và trở thành dòng trực thăng cảnh báo sớm mới của Hải quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.

Ka-29 va Ka-31: Bo doi hoan hao cuc di cua Hai quan Nga-Hinh-8
 Các thay đổi đáng kể nhất của Ka-31 so với Ka-29 đó là mở rộng khoang lái; loại bỏ cảm biến điện quang, hạn chế khả năng vận tải, thêm hệ thống định vị toàn cầu, thay động cơ mới, thay hệ thống liên lạc mới. Nguồn ảnh: Russiaheli.

Ka-29 va Ka-31: Bo doi hoan hao cuc di cua Hai quan Nga-Hinh-9
 Được phát triển vào giai đoạn cuối thập niên 80, Ka-31 đã bị ảnh hưởng nặng bởi các đợt cắt giảm ngân sách của Quân đội Liên Xô và Nga sâu này dẫn tới việc chiếc trực thăng cảnh báo sớm vốn dĩ rất tốt này lại không được phổ biến trong Hải quân Nga và mãi tới năm 1995, chúng mới đi vào hoạt động một cách hạn chế. Nguồn ảnh: Airforce.

Ka-29 va Ka-31: Bo doi hoan hao cuc di cua Hai quan Nga-Hinh-10
 Dù ở thời điểm được trang bị thiết kế của Ka-31 đã dần lỗi thời nhưng khả năng cảnh báo sớm và cảnh giới trên không của nó luôn được đánh giá cao. Hiện tại trên thế giới đang có ba nước sở hữu Ka-31 bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù vậy số lượng trực thăng Ka-31 được sản xuất ra vẫn rất ít ỏi, chỉ khoảng 35 chiếc. Nguồn ảnh: Ktc.

Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận