Khám phá 'sốc" chiếc xe tăng Đức đánh bại Liên Xô năm 1941

Khám phá 'sốc" chiếc xe tăng Đức đánh bại Liên Xô năm 1941

Không pháo lớn, không giáp dày, chỉ có chạy nhanh, nhưng xe tăng Panzer I lại góp phần giúp quân Đức đánh bại Liên Xô trong chiến dịch Barbarossa năm 1941.

Kham pha soc
Theo Arms-Expo, trong khuôn khổ diễn đàn quân sự quốc tế Army-2016 Bộ Quốc phòng Nga đã cho trưng bày một số mẫu phương tiện cơ giới được cả Liên Xô và Đức sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Một trong số đó có cả xe tăng Panzer I được bảo quản khá tốt. Tuy nhiên, ít người biết rằng mẫu xe tăng này từng giúp Đức đánh bại lực lượng xe tăng đông đảo của Liên Xô trong năm 1941. 

Kham pha soc
 Panzer I là một trong những dòng xe tăng chủ lực đầu tiên của Đức trong giai đoạn từ năm 1934 cho đến đầu những năm 1940 với số lượng sản xuất chỉ khoảng 1.400 chiếc. Tuy số lượng ít hơn nhiều so với Panzer III/IV hay Panther, nhưng nó lại là nền tảng quan trọng giúp Đức hoàn thiện học thuyết quân sự Blitzkrieg (Chiến tranh chớp nhoáng).

Kham pha soc
 Trên thực tế, Panzer I hoàn toàn không có cơ hội dành chiến thắng khi chạm trán với những chiếc xe tăng Liên Xô trong giai đoạn đầu của CTTG 2, nó không được trang bị pháo lớn lẫn giáp dày. Nhưng bù lại Panzer I lại có sự cơ động và hầu hết những chiếc xe tăng của Đức trong giai đoạn này đều có thiết kế tương tự.

Kham pha soc
 Với việc sử dụng các đơn vị thiết giáp thọc sâu đánh nhanh, chia cắt và bao vây, quân Đức đã thành công trong việc phá vỡ hoàn toàn các tuyến phòng thủ của Liên Xô trong năm 1941. Việc sở hữu số lượng xe tăng áp đảo hơn cũng không giúp Moscow dành được lợi thế thậm chí còn trở thành gánh nặng.

Kham pha soc
 Một chiếc xe tăng hạng nhẹ Panzer I chỉ có trọng lượng 5.4 tấn, vũ khí duy nhất cả nó là một tháp pháo trang bị hai súng máy 7.92mm và phần giáp dày nhất trên xe chỉ 13mm. Tuy nhiên nó lại có tốc độ di chuyển lên tới 50km/h trong khi đó ở cùng dòng xe tăng hạng nhẹ những chiếc T-26 của Liên Xô lại nặng tới 9.5 tấn và có tốc độ di chuyển tối đa 30km/h.

Kham pha soc
 Lợi thế duy nhất của T-26 là được trang bị pháo 45mm nhưng giáp của nó chỉ dày tối đa 15mm, bộ giáp này của T-26 cũng không phải là điều gì quá khó đối với bộ đôi súng máy MG 13 7.92mm của Panzer I vốn có tốc độ bắn 600 phát/phút.

Kham pha soc
 Trong 3.300 chiếc xe tăng Đức tham gia chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô vào năm 1941 thì có tới hơn 400 chiếc Panzer I và lực lượng này đã giúp quân Đức dành chiến thắng trong giai đoạn đầu chiến dịch. Và đây cũng là chiến dịch quân sự của cuối cùng của Panzer I tại Châu Âu khi càng về sau nó hoàn toàn không đủ khả năng chống lại các đơn vị xe tăng Liên Xô được xây dựng lại với nòng cốt là T-34 và xe tăng hạng nặng KV.

Kham pha soc
 Vai trò của Panzer I sau đó chỉ là mẫu xe tăng hổ trợ trên chiến trường như bảo vệ các đoàn xe hậu cần, cứu kéo hoặc trở thành các lô cốt di động.

Kham pha soc
 Một chiếc Panzer I chỉ cần tới kíp lái hai người với một lái xe và một chỉ huy kiêm xạ thủ, nó được trang bị một động cơ xăng Krupp M 305 có công suất 60 mã lực với tầm hoạt động chỉ 200km.

Kham pha soc
 Dù không được đánh giá cao nhưng Panzer I lại tham gia hầu hết các cuộc chiến lớn trong giai đoạn trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 như Nội chiến Tây Ban Nha, Chiến tranh Trung-Nhật, Mặt trận phía Đông, Mặt trận phía Tây và Bắc Phi.

Kham pha soc
 Trong ảnh là một đơn vị Panzer I của Đức tham gia xâm lược Ba Lan vào năm 1939.

Kham pha soc
Và sau đó là chiến dịch Barbarossa vào tháng 6/1941 với bộ đôi Panzer I và Panzer II. 

Trà Khánh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận