Khám phá tên lửa chống tăng của Nga khiến Israel “ôm hận”

Khám phá tên lửa chống tăng của Nga khiến Israel “ôm hận”

(Kiến Thức) - Trong cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973, lực lượng xe tăng hiện đại của Israel đã bị "thịt" tới 800-1.000 chiếc bởi tên lửa chống tăng AT-3 do Liên Xô sản xuất.

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”
Chiến tranh Yom Kippur 1973 giữa liên quân Ai Cập - Syria với Israel là nơi mà nhiều hệ thống vũ khí mới được sử dụng lần đầu. Đáng kể nhất trong số đó là tên lửa chống tăng AT-3 - vũ khí được cho là đã loại khỏi vòng chiến 800-1.000 xe tăng của Quân đội Israel, khiến người Do Thái ôm hận suốt nhiều năm. Sau đó, họ đã cố gắng biện minh rằng, con số kia chỉ là phóng đại, thực tế chỉ có 150 xe tăng bị phá hủy bởi AT-3, còn lại bị B41 triệt hạ. Thế nhưng, dù là 150 hay 800 thì đó vẫn là con số vô cùng lớn, lớn nhất lịch sử sử dụng tên lửa chống tăng chống xe tăng. 

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”-Hinh-2
AT-3 thực ra không phải là tên gọi của Liên Xô đặt mà nó là định danh của khối quân sự NATO dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka do Liên Xô sản xuất và đưa vào trang bị từ năm 1963. Đây được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng (ATGM) mang vác cá nhân đầu tiên của Liên Xô, và là một trong những mẫu ATGM phổ biến nhất trong lịch sử với 25.000 quả đạn sản xuất trong giai đoạn 1960-1970. 

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”-Hinh-3
Tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka có ba thành phần chính: Bệ phóng 9P111; đạn tên lửa 9M14 và bộ điều khiển 9S415. 

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”-Hinh-4
Đạn tên lửa chống tăng 9M14 nặng khoảng 10,9kg, dài 860m (hoặc 1,005m với phiên bản cải tiến), đường kính 125mm, sải cánh 393mm được tháo làm đôi và đặt trong đặt trong vali nhỏ gọn, nhẹ bằng sợi thủy tinh. 

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”-Hinh-5
Chính chiếc va li này khi gấp gọn lại sẽ thành bệ phóng tên lửa 9P111.  

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”-Hinh-6
Tên lửa chống tăng đời đầu của Liên Xô sử dụng hệ dẫn đường theo cơ chế kiểm soát đường ngắm thủ công (MCLOS). Cụ thể, khi bắn tên lửa, pháo thủ sẽ sử dụng cần lái tay nhỏ trên bộ 9S415 để lái đạn,  việc điều chỉnh hướng bay của người điều khiển được truyền đến tên lửa theo 3 sợi dây nhỏ nối ở phía đuôi của tên lửa. Đối với các mục tiêu có cự ly dưới 1000 m, người bắn có thể dẫn hướng cho tên lửa bằng mắt thường; với mục tiêu trên 1000 m người bắn phải sử dụng kính ngắm 9Sh16, có độ phóng đại 8 lần, và tầm nhìn là 22.5 độ. 

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”-Hinh-7
Khả năng tên lửa trung mục tiêu với những ước tính ban đầu dao động trong khoảng 90% đến 60%, kinh nghiệm cho thấy khả năng này vào khoảng 25% và 20% tùy thuộc tình hình và kỹ năng của người thao tác. 

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”-Hinh-8
Tên lửa AT-3 có thể đạt tầm bắn hiệu quả từ 500-3.000m, mang đầu nổ lõm nặng 2,6kg được đánh giá đủ sức xuyên phá mọi xe tăng thời điểm bấy giờ. 

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”-Hinh-9
Ước tính sức xuyên của đầu đạn trên AT-3 lên tới 430mm giáp thép đồng nhất, thừa sức hạ các xe tăng chủ lực M48/60 Patton của Mỹ và Centurion I của Anh, trong khi tầm bắn của AT-3 vượt ra ngoài tầm bắn hiệu quả của pháo chính 105mm trên tăng NATO. Ảnh: Tháp pháo xe tăng M60 Patton của Israel bị thủng liền mấy phát AT-3.  

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”-Hinh-10
Tuy nhiên AT-3 cũng có nhiều nhược điểm, mà hai vấn đề lớn nhất với tổ hợp vũ khí chống tăng này là tầm bắn tối thiểu quá lớn - lên tới 500m - tức là các mục tiêu nằm dưới 500m thì AT-3 không thể tấn công. Thứ hai, thời gian cần để tên lửa đạt tầm bắn tối đa là khá lớn (khoảng 30 giây), khoảng thời gian này đủ cho mục tiêu có thể cơ động thoát được, hay có thể trốn sau những chướng ngại vật, bắn lựu đạn tạo màn khói hay bắn phản lại phía tên lửa. 

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”-Hinh-11
Ngoài các phiên bản mang vác, AT-3 cũng được tích hợp lên một số phương tiện xe cơ giới biến chúng thành phương tiện tự hành diệt tăng hoặc là vũ khí chống tăng cho xe chiến đấu bộ binh. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh đầu tiên của Liên Xô – BMP-1 trang bị bệ phóng AT-3 ngay trên gốc pháo chính 73mm.  

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”-Hinh-12
AT-3 cũng từng được triển khai trên các trực thăng tấn công – vận tải. 

Chiến Xa

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận