Kinh ngạc loạt tên lửa đối không của phát xít Đức

Kinh ngạc loạt tên lửa đối không của phát xít Đức

(Kiến Thức) -Có thể nói, trong lĩnh vực phát triển tên lửa đối không thì phát xít Đức là "tiên phong", không phải Mỹ hay là Liên Xô.

Kinh ngac loat ten lua doi khong cua phat xit Duc
 Trong những năm cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ II, các nhà khoa học Đức không ngừng hiện thực hóa loạt dự án vũ khí mà theo trùm phát xít Adolf Hitler sẽ giúp nước Đức chiến thắng cuộc chiến. Thậm chí đến tận những ngày cuối cùng Đức vẫn tiến hành thử nghiệm các loại vũ khí mới trên dãy núi Bavarian Alps, trong đó có Bachem ba 349 và Ruhrstahl X-4 - hai dòng tên lửa đối không (gồm đất đối không và không đối không) được Đức phát triển từ năm 1943.

Kinh ngac loat ten lua doi khong cua phat xit Duc-Hinh-2
 Bachem ba 349 (Natter) là một mẫu tên lửa đất đối không của Đức, tuy nhiên nó lại có người lái với một khoang điều khiển nhỏ bên trong chỉ dành cho một người. Ý tưởng phát triển Natter được triển khai khi ưu thế trên không của Đức trước không quân Đồng minh dần mất đi so với đầu cuộc chiến.

Kinh ngac loat ten lua doi khong cua phat xit Duc-Hinh-3
 Về thiết kế, Natter giống hầu hết các mẫu tên lửa của Đức lúc đó và cất cánh theo phương thẳng đứng mặc dù nó có thiết kế như một chiếc máy bay với một đôi cánh đóng vai trò điều hướng hơn là giúp nó bay được. Mẫu tên lửa này được trang bị tới 5 động cơ đẩy trong đó chỉ có duy nhất một động cơ chính và còn lại là các động cơ phụ.

Kinh ngac loat ten lua doi khong cua phat xit Duc-Hinh-4
 Thiết kế đặc biệt của Natter là nó có thể được thu hồi và tái sử dụng nhiều lần. Hệ thống vũ khí chính của mẫu tên lửa này là cụm ống phóng rocket phóng loạt được đặc trước mũi của nó với khả năng mang theo 24 đạn rocket Henschel Hs 297 73mm hoặc 33 đạn rocket R4M 55mm và hai súng máy Mk108 30mm.

Kinh ngac loat ten lua doi khong cua phat xit Duc-Hinh-5
 Quả tên lửa này nặng hơn 2.2 tấn được đẩy đi bằng 4 động cơ phụ Schmidding SG 34 và sau đó là bằng một động cơ chính Walter HWK 109-509C-1. Nó có thể bay với tốc độ hơn 1.000km/h với phạm vi bay tối đa là 60km trong khoảng thời gian bay hơn 4 phút. Về cơ bản Bachem ba 349 là một thiết kế thất bại với chừng đó thời gian là hoàn toàn không đủ cho một trận không chiến. Dù vậy nó vẫn được phép bay thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 3/1945 với cái chết của phi công thử nghiệm Lothar Sieber.

Kinh ngac loat ten lua doi khong cua phat xit Duc-Hinh-6
 Không giống như Bachem ba 349, tên lửa Ruhrstahl X-4 lại được xem là đột phá của các nhà khoa học Đức nó cũng có thể được coi như là mẫu tên lửa không đối không đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên giống như số phận của Bachem ba 349, Đức không kịp đưa Ruhrstahl X-4 vào tham chiến.

Kinh ngac loat ten lua doi khong cua phat xit Duc-Hinh-7
 Thậm chí trong quá trình phát triển Ruhrstahl X-4 còn có thêm một biến thể tên lửa chống tăng là X-7, cả hai đều được trang bị một động cơ phản lực và có thiết kế gần giống nhau. Trong đó X-4 được trang bị một đầu đạn phân mảnh nặng tới 20kg, còn X-7 được trang bị một đầu đạn nổ lõm với trọng lượng khoảng 2.5kg.

Kinh ngac loat ten lua doi khong cua phat xit Duc-Hinh-8
Cả X-4 và X-7 đều được thiết kế để có thể tích hợp trên mọi loại máy bay của Không quân Đức khi đó. Tầm bắn hiệu quả của chúng có thể đạt từ 1km đến 3,5km hoàn toàn có thể đánh chặn các máy bay chiến đấu của quân Đồng minh từ xa hoặc tấn công xe tăng đối phương từ khoảng cách an toàn. 

Kinh ngac loat ten lua doi khong cua phat xit Duc-Hinh-9
 Các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Ruhrstahl X-4 được thực hiện vào tháng 8/1944 trên những chiếc máy bay chiến đấu đa năng Junkers Ju 88 và chiến đấu cơ phản lực đầu tiên trên thế giới Messerschmitt Me 262. Tuy nhiên sau đó dự án này bị hủy bỏ và không được đưa vào trang bị. Và đến tận cuối chiến tranh X-4 mới được quan tâm trở lại với hơn 1.000 đơn vị tên lửa được sản xuất nhưng chúng lại không đến được tay Không quân Đức.

Trà Khánh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận