Mất 30 năm nghiên cứu xe tăng Ấn Độ vẫn chỉ pháo 120mm

Mất 30 năm nghiên cứu xe tăng Ấn Độ vẫn chỉ pháo 120mm

Nghe như đùa nhưng chiếc xe tăng trị giá lên tới 8.7 triệu USD do Ấn Độ tự phát triển suốt 37 năm chỉ được trang bị một pháo 120mm lỗi thời.

Mat 30 nam nghien cuu xe tang An Do van chi phao 120mm
 Có giá thành lên tới 8,7 triệu USD cho mỗi đơn vị, xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun do chính Ấn Độ tự nghiên cứu và phát triển đã tốn tới hơn 37 năm thai nghén. Nguồn ảnh: Sina.

Mat 30 nam nghien cuu xe tang An Do van chi phao 120mm-Hinh-2
 Nếu tính cả thời gian nằm trên giấy, chiếc xe tăng này đã tốn tới gần 4 thập kỷ trước khi nó được đưa vào sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào trên Arjun cũng đều do Ấn Độ sản xuất mà họ chỉ có thể dừng lại ở việc lắp ráp phần thân chính, giáp bảo vệ, tháp pháo ... còn lại đều phải nhập khẩu từ bên ngoài. Nguồn ảnh: Sina.

Mat 30 nam nghien cuu xe tang An Do van chi phao 120mm-Hinh-3
 Sỡ dĩ có sự chậm trễ trong việc nghiên cứu Arjun khi nó có tuổi đời gần bằng cả T-72, một phần do chính phủ Ấn Độ thực hiện đồng thời song song việc đưa vào trang bị hai dòng xe tăng chính gồm Arjun và T-90. Dĩ nhiên ngân sách T-90 được ưu tiên hơn hẳn còn nguồn vốn rót cho Arjun thì bị thu hẹp dần qua mỗi năm. Nguồn ảnh: Sina.

Mat 30 nam nghien cuu xe tang An Do van chi phao 120mm-Hinh-4
Tuy nhiên việc hết vốn cũng không phải là nguyên nhân chính khiến Arjun trở nên tệ hại, khi với chừng đó thời gian phát triển Ấn Độ vẫn "trung thành" trang bị cho chiếc xe tăng này pháo chính 120mm vốn đã rất lỗi thời thay vì các dòng pháo tiên tiến hơn. Khả năng tác chiến yếu kém cộng với giá thành quá đắt đỏ khiến xe tăng Arjun vẫn mãi không thể trở thành nắm đấm chủ lực của Lục quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sina.

Mat 30 nam nghien cuu xe tang An Do van chi phao 120mm-Hinh-5
 Ngoài pháo chính 120mm ra, cấu hình còn lại của Arjun vẫn khá ổn khi nó được trang bị đi kèm một súng máy đồng trục 7,62 mm và một súng máy phòng không 12,7 mm. Xe được trang bị một động cơ diesel với công suất 1400 mã lực và có tốc độ tối đa lên tới 67 km/h trên đường bằng, 40 km/h tren đường có địa hình xấu. Nguồn ảnh: Sina.

Mat 30 nam nghien cuu xe tang An Do van chi phao 120mm-Hinh-6
Xe tăng chủ lực của Ấn Độ chiếc Arjun có kíp chiến đấu 4 người trong đó bao gồm xa trưởng, lái xe, nạp đạn và xạ thủ. Điều này đồng nghĩa với việc xe không hề có hệ thống nạp đạn tự động. Với cái giá gần 9 triệu USD, rõ ràng những gì Arjun mang lại là không hề tương xứng. Nguồn ảnh: Sina.

Mat 30 nam nghien cuu xe tang An Do van chi phao 120mm-Hinh-7
 Sau gần 40 năm nỗ lực sản xuất một chiếc xe tăng "cây nhà lá vườn" của Ấn Độ đã thành công, tuy nhiên, về hiệu quả chiến đấu của chiếc xe tăng này thì còn phải xem xét rất nhiều. Chưa kể, bộ phận động cơ, trái tim của chiếc xe tăng này lại được nhập khẩu từ Đức chứ không phải sản xuất trong nước. Nguồn ảnh: Sina.

Mat 30 nam nghien cuu xe tang An Do van chi phao 120mm-Hinh-8
 Ấn Độ đưa vào biên chế những chiếc Arjun đầu tiên vào năm 2004 trải qua hơn 10 năm, số xe tăng này trong Quân đội Ấn Độ vẫn chỉ dừng ở mức gần 400 chiếc. Điều này chứng tỏ cho việc các tướng lĩnh Ấn Độ không mặn mà lắm với chiếc xe tăng nội địa này. Nguồn ảnh: Wiki.

Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận