Máy bay tiêm kích đầu tiên đánh nhau như thế nào?

Máy bay tiêm kích đầu tiên đánh nhau như thế nào?

Những năm đầu tiên khi lực lượng không quân thế giới ra đời, nhiệm vụ chính của họ lại không phải là chiến đấu mà là trinh sát cho pháo binh.

Lực lượng không quân thế giới trong những năm đầu tiên hình thành cũng như trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 chủ yếu làm nhiệm vụ trinh sát. Với lợi thế quan sát từ trên cao, máy bay là phương tiện trinh sát lý tưởng dùng để thông báo tình hình di chuyển quân hay vị trí của địch. Thêm vào đó, công nghệ sóng vô tuyến hai chiều sau này còn khiến máy bay trở thành phương tiện chỉ điểm cho pháo binh bắn trúng mục tiêu.
Sự ra đời của máy bay tiêm kích
Ban đầu, bay vẫn còn là một hoạt động văn minh - các phi công của hai phe đối đầu có thể sẽ vẫy chào nhau khi gặp nhau trên bầu trời hoặc nếu quá hiếu chiến thì họ có thể lấy súng trường hoặc súng ngắn ra bắn bừa vào nhau ngay trên không. Qua thời gian, giới tướng lĩnh quân đội các nước nhanh chóng nhận ra rằng máy bay trinh sát của địch sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hoạt động quân sự của họ trên chiến trường.
Vì lý do này, người ta đã phát triển các loại máy bay để tiêu diệt máy bay khác. Máy bay được trang bị thêm súng máy ra đời và được gọi là máy bay tiêm kích.
Vào mùa xuân năm 1915, một phi công người Pháp Roland Garros đã lần đầu tiên trang bị cơ chế "tản đạn" lên trên chiến máy bay của mình cho phép nó thể vừa bay vừa bắn đươc
, vốn là cơ chế được Raymond Saulnier phát triển. Bộ phận này bao gồm các tấm kim loại có tác dụng làm lệch đường đạn được gắn vào mặt sau của cánh quạt, cho phép súng máy có thể bắn thẳng qua đường quay của cánh quạt mà không phải lo sợ một vài viên đạn có thể làm vỡ cánh quạt.
Máy bay tiêm kích đầu tiên đánh nhau như thế nào?
 Kiểu cánh quạt máy bay được trang bị tấm che giúp súng máy không thể bắn trúng vào cánh quạt được. Nguồn ảnh: Wiki.
Sau khi được trang bị bộ phận trên, chiếc Morane-Saulnier kiểu L của Roland nhanh chóng trở thành "sát thủ" trên bầu trời châu Âu và đây cũng là một trong những máy bay tiêm kích đầu tiên trong lịch sử hàng không thế giới.
Mặc dù vậy, "cái kim trong bọc sớm bị lòi ra" và người Pháp không giữ được lợi thế này lâu. Chỉ trong vài tuần sau đó, nhà thiết kế Hà Lan mang tên Anthony Fokker đã thiết kế cho người Đức một "bộ cò gián đoạn", có tác dụng đồng bộ cò súng với vòng xoay của cánh quạt, và súng chỉ bắn được khi cánh quạt không chắn đường đạn. Đây là bước tiến mang tính cách mạng. Với thiết kế này phi công Đức có thể ngắm trực tiếp theo thân khẩu súng máy, cho phép anh ta ngắm bắn mục tiêu chính xác hơn.
Dĩ nhiên người Pháp hay Anh cũng nhanh chóng có được thiết kế "bộ cò gián đoạn" và trang bị nó lên trên các tiêm kích đầu tiên của họ. 
Trong giai đoạn này máy bay tiêm kích có thiết kế khác với loại máy bay thông thường vì chúng được thiết kế để có thể bay với tốc độ lớn, khả năng cơ động và tỉ số công suất/trọng lượng cao. Các thiết kế mới xuất hiện dày đặc và nhanh chóng kèm theo là ưu thế trên không liên tục chuyển từ phe này qua phe kia.
Ví điển hình là vào năm 1915, máy bay Fokker Eindecker dòng tiên kích đầu tiên của Đức gần như thống lĩnh bầu trời trong suốt một năm liền nhưng vị trí độc tôn của người Đức cũng tồn tại không lâu khi chiếc FE2 của Anh xuất hiện, rồi sau nữa là Nieuport và Spad VII của Pháp. Thế rồi, vào năm 1917, người Đức đưa ra loại máy bay hai tầng cánh Albatros seri D với đẳng cấp cao hơn mọi loại tiêm kích thời bấy giờ.
Trong "tháng Tư đẫm máu" năm 1917, quân Đồng minh đã mất khoảng 30% tổ lái và máy bay, thê thảm nhất vẫn là pháp khi tổ bay chiến đấu của họ chỉ còn 11 phi công trong giữa nưm 1917. Và khi đó người Pháp nhận ra là họ cần tới một sự thay đổi...
Thế thượng phong của Sopwith
Máy bay tiêm kích đầu tiên đánh nhau như thế nào?
 Máy bay Sopwith Camel - sản phẩm "ưng ý" nhất của Không quân Hoàng gia Anh trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Wiki.
Đối với nhiều nhà sử học hàng không thì Sopwith Camel là một trong những máy bay tiêm kích toàn diện tốt nhất trong Thế chiến thứ Nhất. Được đưa vào sử dụng tháng 6/1917, tốc độ tối đa là 190 km/h và có trần bay thực tế lên tới 5790 mét. Nó vô cùng cơ động nên tai nạn rất hay xảy ra khi Camel được điều khiển bởi các phi công ít kinh nghiệm.
Sopwith Camel cũng là loại phi cơ được rang bị hai khẩu súng máy Vickers được đồng bộ hóa nên bất cứ chiếc máy bay nào khi lọt vào tầm ngắm của nó cũng "chết chắc". Loại máy bay này có thể gắn thêm 4 quả bom loại 11,3 kg vào giá ở dưới cánh để trở thành máy bay cường kích.
Máy bay tiêm kích đầu tiên đánh nhau như thế nào?
 Hai khẩu súng máy uy lực và nguy hiểm của Sopwith Camel. Chỉ với một loạt đạn, Camel có thể hạ gục phi cơ đối phơng một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Yetanother.
Loại phi cơ này đã mang lại lợi thế áp đảo ngay lập tức trên không ở Mặt trận phía Tây cho nước Pháp trong suốt một khoảng thời gian dài cho tới khi cuộc chiến kết thúc.
Tổng cộng, trong lịch sử tham chiến của các máy bay Camel chúng đã bắn rơi 1294 máy bay địch, cộng với ba khí cầu. Gần 5500 chiếc Camel đã được sản xuất. Cùng với những tiêm kích đồng minh tuyệt vời khác như SE5A, Bristol F.2B và Spad, Camel trở thành thống lĩnh bầu trời châu Âu nhờ vào sự thức thời của nước Pháp.
Ngay cả khi vào năm 1918 nước Đức đưa ra mẫu tiêm kích tiên tiến nhất của mình là Fokker D.VII, được đánh giá vượt trội hơn Camel về mọi mặt cũng không thể giúp người Đức dành lại được lợi thế đã mất.
Nhìn chung sự xuất hiện của máy bay tiêm kích đã một phần nào đó tác động tới lịch sử chiến tranh hiện đại cho tới tận ngày nay, và kéo theo đó là sự ra đời của nhiều dòng máy bay quân sự phục vụ cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau trên chiến đặt nền móng đầu tiên cho một binh chủng hoàn toàn mới mang tên "Không quân"
Mời độc giả cùng xem Video: Những loại máy bay có động cơ ồn nhất trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận