Những điều chưa biết về lịch sử vũ khí hạt nhân Trung Quốc (1)

Những điều chưa biết về lịch sử vũ khí hạt nhân Trung Quốc (1)

Bắt đầu từ năm 1964, sau vụ thử hạt nhân thành công lần đầu tiên, Trung Quốc đã gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân mạnh nhất trên thế giới trước sự ngỡ ngàng của Mỹ và phương Tây.

"Nếu chúng ta không muốn bị chôn vùi, chúng ta phải có thứ này", đó phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông khi nói về vấn đề vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vào năm 1956.
Và sau gần 8 năm nghiên cứu cũng như lấy cắp thông tin tình báo từ Mỹ cũng như dưới sự hỗ trợ của Liên Xô, Trung Quốc đã hoàn thành quả bom hạt nhân đầu tiên của nước này và thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên vào ngày 16/10/1964 - cột mốc đánh dấu việc Trung Quốc chính thức trở thành cường quốc hạt nhân, ngồi "chung mâm" với Liên Xô, Mỹ, Anh,...
Những điều chưa biết về lịch sử vũ khí hạt nhân Trung Quốc (1)
 Hình minh họa. Ảnh: NI.
Tuy nhiên, năng lực hạt nhân của Trung Quốc trong giai đoạn đầu tiên là cực kỳ yếu. Họ có khả năng xây dựng những quả bom nguyên tử cỡ lớn nhưng số lượng chỉ dừng lại ở vài ba quả. Tới tận ngày nay, năng lực hạt nhân của Trung Quốc vẫn được cho là không thể sánh ngang được với Nga hay Mỹ. Số lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc dù luôn được coi là điều tuyệt mật của quốc gia này được các chuyên gia đánh giá là chỉ ở vài trăm, chưa thể lên tới được con số nghìn.
Con đường trở thành một cường quốc hạt nhân của Trung Quốc lại phần nhiều dựa vào Liên Xô khi trong những năm 50 của thế kỷ trước, quốc gia thịnh vượng bậc nhất thế giới này đã chia sẻ những công nghệ quân sự tuyệt mật cho các nước Cộng sản đồng minh. Tuy nhiên, vào giai đoạn thập niên 60 của thế kỷ trước, mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đã đi vào ảm đạm do những quyết định mang tính chủ quan của Bắc Kinh.
Do mối quan hệ giữa hai nước đi vào thoái trào, Moscow đã không cung cấp nguyên mẫu bom nguyên tử cũng như nguyên liệu phân hạch cho Bắc Kinh như thỏa thuận ban đầu. Và cuối cùng người Trung Quốc phải tự mày mò.
Thiết bị hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc mang tên mã 596, được viết tắt theo ngày bắt đầu dự án là tháng 6 năm 1959 (tiếng Trung Quốc viết năm trước rồi mới đến tháng). Giống như quả bom đầu tiên của Liên Xô và Anh, quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc cũng được coi là mẫu bom được "nhái" lại từ quả "Fat Man" mà Mỹ đã thả xuống Nagasaki.
Quả bom hạt nhân 596 có sức nổ tương đương 22 kiloton, nghĩa là tương đương với những quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ và của Liên Xô, tuy nhiên thay vì sử dụng nhiên liệu là Plutonium thì quả 596 lại chỉ sử dụng Uranium-235. Tình báo Mỹ thực chất đã biết trước vụ thử hạt nhân này của Trung Quốc thông qua vệ tinh do thám đời mới mang tên Corona của mình và úp mở về việc Bắc Kinh sẽ sớm gia nhập các cường quốc hạt nhân trên thế giới với báo chí.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc trở thành quốc gia hạt nhân thứ năm trên thế giới đã dẫn tới nhiều sự náo loạn. Đầu tiên là Đài Loan, trong những năm 60 của thế kỷ trước Đài Loan luôn coi Trung Quốc là "kẻ thù" nguy hiểm nhất và ngay lập tức, hòn đảo này đã yêu cầu Mỹ phải bảo trợ hạt nhân cho Đài Loan hoặc ít nhất là chuyển giao công nghệ hạt nhân cho họ.
Các tài liệu tình báo của phía Mỹ lại cho biết, rất có thể Trung Quốc vẫn chưa thể tự chế tạo được Uranium-235, tuy nhiên tại sao thì Mỹ lại "chịu chết" không có được thông tin. Mặc dù vậy, có thể khẳng định một điều đó là Trung Quốc giờ đây đã có bom hạt nhân trong tay, vấn đề là liệu Trung Quốc có tự chủ sản xuất được loại vũ khí này không, hay vẫn phải dựa vào nguồn cung Uranium từ phía Liên Xô.
Bắc Kinh đã ngay lập tức giải tỏa mối nghi ngờ trên của CIA trên vào ngày 14/5/1965, chỉ 6 tháng sau vụ thử đầu tiên, một máy bay ném bom chiến lược loại H-6 của Không quân Trung Quốc đã thả một phiên bản hoàn chỉnh khác của bom 596 xuống bãi thử hạt nhân La Bố Bạc của nước này nằm tại khu tự trị Tân Cương.
Vụ thử hạt nhân thứ ba của Trung Quốc được tiến hành vào năm 1966 với thiết kế hiện đại vượt bậc với việc thay vì sử dụng Uranium-235 thì sử dụng Lithium-6, nâng sức nổ lên tương đương 250 kiloton, nghĩa là lớn hơn gấp hơn 12 lần so với vụ thử đầu tiên được Bắc Kinh thử nghiệm vào năm 1964.
Những điều chưa biết về lịch sử vũ khí hạt nhân Trung Quốc (1)
 Đông Phong-2, tên lửa hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc.
Tới ngày 27/10/1966, Tên lửa Đạn đạo tầm trung Đông Phong-2 của Trung Quốc với tầm bay tối đa 850 km đã bay qua phần lớn lãnh thổ chính của Trung Quốc để tới bãi thử La Bố Bạc - nơi nó cùng đầu đạn 12 kiloton của mình phát nổ ở độ cao 60 mét so với mặt đất. Đây là lần thứ hai một loại tên lửa hạt nhân được thử nghiệm, chỉ cách 4 năm sau vụ thử nghiệm tên lửa hạt nhân đầu tiên của Mỹ tiến hành vào năm 1962.
Đây cũng là bằng chứng đanh thép nhất của Bắc Kinh về việc nước này hoàn toàn tự chủ sản xuất được vũ khí hạt nhân chứ không dựa vào Liên Xô khi họ có thể thử nghiệm thành công tên lửa hạt nhân, điều mà chỉ Mỹ làm được trước đó.
Ngay cả trong những biến động của xã hội Trung Quốc trong những năm 1960-1970, công cuộc nghiên cứu hạt nhân của Trung Quốc vẫn được tiếp tục và các vụ thử hạt nhân vẫn diễn ra thường xuyên. Chỉ một tháng sau vụ thử tên lửa hạt nhân, Trung quốc thử tiếp quả bom H đầu tiên của họ với sức nổ tương đương 300 kiloton. Sáu tháng sau, vào ngày 17/6/1967, chỉ hai năm rưỡi sau vụ thử hạt nhân đầu tiên, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch đầu tiên của nước này - một bước tiến nhanh nhất trong lịch sử.

Mời độc giả xem Video: Những thước phim mày cực hiếm về vụ thử hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc.

Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận