Sau TOW, T-90 ở Syria phải khiếp sợ loại tên lửa này

Sau TOW, T-90 ở Syria phải khiếp sợ loại tên lửa này

(Kiến Thức) - Với sức xuyên sau ERA lên tới 1.000mm, tên lửa chống tăng MILAN do Pháp chế tạo hoàn toàn có khả năng hủy diệt xe tăng T-90 của Quân đội Syria. 

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay
Sự xuất hiện của chừng vài chục chiếc xe tăng T-90A trong Quân đội Syria đã đem lại cho đạo quân này sự tự tin đáng kể trong các chiến dịch đánh chiếm lại các tỉnh, thành phố nằm trong nhiều lực lượng quân nổi dậy, bao gồm cả phiến quân IS. Với lớp bảo vệ vững chắc, hỏa lực mạnh, xe tăng T-90 tỏ ra an toàn hơn nhiều so với dòng tăng T-72M/AV của Quân đội Syria đang sử dụng.  

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay-Hinh-2
 Tuy nhiên, xe tăng T-90 ở Syria cũng bắt đầu hứng chịu nhiều thiệt hại trước các hỏa lực chống tăng của phiến quân. Mà đặc biệt là tổ hợp tên lửa chống tăng TOW được Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho cái gọi là “phiến quân ôn hòa”, nhưng lại lọt vào tay nhiều thành phần phiến quân nguy hiểm. Ảnh: Xe tăng T-90 bị hư hại bởi tên lửa TOW tấn công vào thẳng mặt tháp pháo.  

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay-Hinh-3
Bên cạnh tên lửa TOW, một số lượng lớn tên lửa chống tăng MILAN của Pháp cũng được tuồn cho phiến quân ở Syria qua nhiều ngả.  

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay-Hinh-4
 Loại tên lửa này tuy chưa có ghi nhận là dùng để tấn công xe tăng T-90, tuy nhiên chúng được đánh giá là có đủ sức mạnh để chống lại T-90.  

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay-Hinh-5
MILAN được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng thành công nhất của Tây Âu, được thiết kế phát triển bởi Pháp và Tây Đức từ năm 1962 tới năm 1971 thì hoàn thành, chính thức đưa vào phục vụ năm 1972. Khoảng 350.000 quả đạn và 10.000 bệ phóng tên lửa MILAN đã được chế tạo phục vụ trong Quân đội Pháp, Đức và nhiều nước Tây Âu khác. Ngoài ra, chúng cũng được xuất khẩu rộng rãi tới các nước ở châu Á, châu Phi, trong đó có cả Libya và Syria.  

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay-Hinh-6
Hệ thống tên lửa chống tăng MILAN gồm ba thành phần chính: Đạn tên lửa chống tăng; bộ điều khiển ngắm bắn và kính ngắm hồng ngoại. Trong đó, thiết bị ngắm hồng ngoại MIRA có tầm phát hiện mục tiêu đến 4km. 

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay-Hinh-7
Bộ thiết bị điều khiển bắn bao gồm kính ngắm và bộ điều khiển đạn tên lửa cùng lắp trên giá ba chân. Tín hiệu dẫn đường cho đạn được truyền qua dây dẫn qua đó hạn chế khả năng gây nhiễu tín hiệu từ các hệ thống gây nhiễu như Shtora-1 trên T-90. Tuy nhiên, việc dùng dây dẫn truyền lệnh khiến tầm bắn tên lửa bị hạn chế. 

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay-Hinh-8
 Đạn tên lửa MILAN có trọng lượng khoảng 7,1kg, dài 1,2m, đường kính thân 115mm, trang bị đầu nổ chống tăng HEAT hoặc kiểu tandem HEAT chuyên phá giáp ERA. Tên lửa trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tốc độ bay 200m/s.  

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay-Hinh-9
Đạn MILAN đặt trong container tròn, đuôi đạn có một dây dẫn nối với bệ phóng dùng để truyền lệnh dẫn đường từ xạ thủ tới đạn trong hành trình bay tới mục tiêu. Khi bắn, tầng động cơ đẩy đầu tiên sẽ cháy trong 1,5 giây đưa đạn rời bệ phóng đi xa cách 3m, sau đó tầng đẩy hai sẽ cháy trong 11 giây đưa đạn bay xa 2km.  

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay-Hinh-10
Các phiên bản MILAN ban đầu chỉ đạt tầm bắn giới hạn 2km, tuy nhiên phiên bản mới MILAN ER tăng tầm bắn lên tới 3.000m.  

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay-Hinh-11
Về sức xuyên của đạn tên lửa chống tăng MILAN, thế hệ đầu thì sức xuyên giáp của đạn chỉ đạt 550mm thép đồng nhất RHA, đến thế hệ MILAN 2T trang bị đầu nổ tandem HEAT thì có thể xuyên tới 880mm thép RHA sau ERA. Và đáng nể nhất là phiên bản MILAN ER đạt khả năng xuyên đến 1.000mm sau ERA. 

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay-Hinh-12
Theo một số tài liệu, giáp pháo tháo và giáp trước của T-90 lên tới 1.150-1.350mm khi chống đạn HEAT. Như vậy, đạn tên lửa MILAN chưa thể xuyên được lớp giáp chính của T-90. Nhưng cũng như TOW (chưa xuyên được T-90), MILAN có thể khiến xe tăng T-90 mất khả năng chiến đấu ban đầu, thậm chí là phá các thiết bị phòng vệ trên xe tăng. Trong ảnh, toàn bộ giáp ERA trên tháp pháo và cả đèn hồng ngoại Shtora-1 đã bị phá hủy sau khi trúng TOW. Một vài xe tăng T-90 sau khi bị phá hỏng đã khiến Quân đội Syria rút chạy, tạo điều kiện cho phiến quân phản công và bắt sống.  

Sau TOW, T-90 o Syria phai khiep so loai ten lua nay-Hinh-13
Bên cạnh đó, giáp hông của T-90 không thể dày như giáp trước, khiến chúng có thể bị phiến quân tấn công bằng MILAN hoặc TOW hủy diệt.  

Minh Pu

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận