Siêu tăng MBT-70: Không hổ danh "Cỗ xe tăng" Đức

Siêu tăng MBT-70: Không hổ danh "Cỗ xe tăng" Đức

Ít người biết rằng không phải Liên Xô mà Đức mới là nước hiện thực hóa ý tưởng về một chiếc xe tăng chiến đấu có khả năng bắn tên lửa qua nòng.

Sieu tang MBT-70: Khong ho danh
 Kiệt tác MBT-70 là chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới có khả năng bắn tên lửa qua nòng, được kỳ vọng trở thành "Cha" của các loại xe tăng trong Chiến tranh Lạnh. Và để tạo nên xe tăng MBT-70 không thể thiếu được bóng dáng của người Đức, bậc thầy chế tạo xe tăng thế giới. Nguồn ảnh: Battle.

Sieu tang MBT-70: Khong ho danh
 Không chỉ là chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới sở hữu hệ thống pháo có khả năng phóng tên lửa, MBT-70 còn là chiếc xe tăng mang trong mình rất nhiều công nghệ cực kỳ hiện đại ví dụ như hệ thống giảm xóc thủy khí đặc biệt. Nguồn ảnh: Battle.

Sieu tang MBT-70: Khong ho danh
 So với những xe tăng sử dụng hệ thống treo thông thường, giảm xóc thủy khí giúp kíp lái có thể thoải mái hơn trên đoạn đường di chuyển xa do nó giảm rung chấn mà người ngồi trong xe phải chịu. Thêm vào đó, giảm xóc thủy khí cũng giúp xe tăng duy trì khả năng bắn chính xác hơn khi đang di chuyển, do nó giúp tăng độ ổn định, giảm độ rung lắc cho xe. Nguồn ảnh: Battle.
Sieu tang MBT-70: Khong ho danh
Xe tăng chủ lực MBT-70 có tổng trọng lượng 50 tấn, dài 9,1 mét, rộng 3,51 mét và có chiều cao khoảng từ 1,99 tới 2,56 mét. Xe có kíp lái 3 người, điều này đồng nghĩa với việc xe được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, điều mà ngay cả xe tăng M1 Abrams của Mỹ ngày nay cũng không có. Nguồn ảnh: WOT.
Sieu tang MBT-70: Khong ho danh
 Ngoài hệ thống nạp đạn tự động, MBT-70 còn được trang bị thiết bị đo khoảng cách bằng laser, cho phép kíp chiến đấu tính toán khoảng cách tới mục tiêu một cách đơn giản, nhanh và cực kỳ chính xác. Ảnh: Mô phỏng vị trí của kíp lái 3 người bên trong xe tăng MBT-70. Nguồn ảnh: Wiki.

Sieu tang MBT-70: Khong ho danh
 Khẩu pháo mà MBT-70 được trang bị có cỡ nòng lên tới 152mm. Đây là khẩu pháo có khả năng bắn cả đạn pháo thông thường lẫn tên lửa. Loại tên lửa được sử dụng là MGM-51 Shillelagh với tầm bắn chính xác tối đa lên tới 3000 mét. Nguồn ảnh: Wiki.

Sieu tang MBT-70: Khong ho danh
 Chiếc xe tăng này còn được trang bị một súng máy 7,61 mm hoặc một khẩu MG-3 đồng trục. Ngoài ra, trên nóc xe tăng còn là một khẩu pháo 20 mm tự động được điều khiển từ bên trong xe. Tổng cộng, mỗi chiếc MBT-70 có khả năng mang theo tối đa 42 viên đạn pháo xe tăng, 6 tên lửa Shillelagh, 660 viên đạn pháo 20 mm và 2700 viên đạn 7,62 mm. Nguồn ảnh: Wiki.

Sieu tang MBT-70: Khong ho danh
 Về khả năng cơ động, MBT-70 được trang bị một động cơ có công suất 1500 mã lực, tương đương với tỷ số kéo vào khoảng 29 sức ngựa trên tấn giúp nó đạt tốc độ tối đa 69 km/h. MBT-70 có lượng nhiên liệu dự trữ 1300 lít cho phép nó hoạt động quãng đường tối đa 644 km. Nguồn ảnh: Wiki.

Sieu tang MBT-70: Khong ho danh
 Mặc dù vượt trội như vậy, nhưng MBT-70 lại gặp phải vấn đề giá thành. Vào năm 1969, mỗi chiếc MBT-70 có giá khoảng 1 triệu USD (tương đương với 6,5 triệu USD theo tỷ giá hiện tại). Ngoài ra, chương trình nghiên cứu chiếc xe tăng này cũng tốn tới hơn 300 triệu USD, một con số quá lớn vào thời kỳ đó. Nguồn ảnh: Wiki.

Sieu tang MBT-70: Khong ho danh
 Cuối cùng, Mỹ và Tây Đức hai nước đứng đầu chương trình phát triển MBT-70 quyết định hủy bỏ nó và tự phát triển cho mình một mẫu xe tăng riêng. Kết quả của cuộc "chia tay" này đó là Tây Đức tập trung vào tự phát triển xe tăng riêng của mình sau này là dòng Leopard, còn Mỹ tập trung vào chương trình sản xuất XM1, tiền thân của mẫu M1 Abrams sau này. Nguồn ảnh: Wiki.

Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận