Sức mạnh khủng khiếp của ngư lôi chống ngầm các nước

Sức mạnh khủng khiếp của ngư lôi chống ngầm các nước

(Kiến thức) - Ngày nay cuộc chiến chống ngầm không còn đơn thuần chỉ là cuộc chiến dưới mặt nước mà còn mở rộng cả lên trên không và cả mặt đất.

So với các loại loại vũ khí khác, tàu ngầm có nhiều ưu thế như tính bất ngờ cao, bí mật do đó gây nhiều khó khăn cho đối phương khi thực hiện các hoạt động tác chiến chống ngầm. Trong tác chiến hiện đại, cùng với máy bay ném bom chiến lược tầm xa và tên lửa xuyên lục địa, tàu ngầm các loại trở thành bộ ba hạt nhân quan trọng hình thành sức mạnh răn đe chiến lược của các cường quốc quân sự thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.... 
Các chuyên gia quân sự khẳng định, so với các loại vũ khí khác, tàu ngầm có ưu thế về yếu tố bất ngờ khi tấn công các mục tiêu trên đất liền, trên biển và trên không. Vì thế, để chống tàu ngầm hiệu quả cần có lực lượng chống ngầm hiện đại, cả về lực lượng, phương tiện, vũ khí và phương thức tác chiến. 
Suc manh khung khiep cua ngu loi chong ngam cac nuoc
Ngư lôi Spearfish của Anh. Nguồn ảnh: Navaltechnology
Hiện nay, hải quân các nước đã đầu tư nghiên cứu, phát triển và sử dụng rộng rãi nhiều loại vũ khí chống ngầm mới hiện đại, có khả năng phát hiện sớm, ngăn chặn và nhanh chóng tiêu diệt tàu ngầm đối phương khi xâm nhập hoặc tìm cách vượt qua trận địa chống ngầm để thực hiện các thủ đoạn, biện pháp tác chiến của tàu ngầm. Trong đó, ngư lôi là một trong những loại vũ khí tấn công nguy hiểm nhất đối với tàu ngầm. Ngư lôi chống ngầm hiện nay cơ bản gồm 2 loại là ngư lôi hạng nhẹ (cỡ 324 - 400mm) và ngư lôi hạng nặng (cỡ từ 400mm trở lên).
Ngư lôi chống ngầm hạng nặng 
So với ngư lôi hạng nhẹ, ngư lôi hạng nặng có tầm tác chiến xa hơn, vận tốc cao hơn và sức công phá lớn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, nhiều nước đang phát triển loại ngư lôi này như một vũ khí răn đe chiến lược trên biển. Trong đó, điển hình là các loại như lôi Spearfish/Anh, Blackshark/Italia, Mk48/Mỹ, F-21/Pháp, UGST/Nga, Yu-6/Trung Quốc, Type-89/Nhật Bản và Varunastra/Ấn Độ.
- Ngư lôi Spearfish/Anh: Spearfish nặng 1,85 tấn, đường kính thân 533mm, dài 7m, dùng động cơ tuabin khí với jump-pet nên tầm bắn có thể nên tới  54km với tốc độ tối đa 15km/h, đầu nổ nặng 300kg. Spearfish được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp gồm dẫn đường qua dây và sonar chủ động pha cuối. Theo đó hệ thống dây dẫn truyền lệnh điều khiển được thiết kế đặc biệt đảm bảo cho Spearfish khả năng cơ động, tốc độ tốt, cung cấp kênh trao đổi dữ liệu 2 chiều giữa ngư lôi và tàu ngầm.
Suc manh khung khiep cua ngu loi chong ngam cac nuoc-Hinh-2
Ngư lôi Mk48 của Mỹ. Nguồn ảnh: Seaforces
- Ngư lôi Mk48/Mỹ:  Là loại ngư lôi chống ngầm hạng nặng được trang bị trên các tàu ngầm của Hải quân Mỹ và đồng minh. Mk48 được phóng từ ống phóng, có chiều dài 5,79m, trọng lượng 1,55 tấn, đường kính thân 533mm, tầm hoạt động hơn 38km, độ sâu tác chiến hơn 370m, tốc độ 52km/h, đầu đạn nặng 295kg.
Mk48 được dẫn đường từ tàu ngầm bằng dây gắn trên ngư lôi đồng thời cũng có thể hoạt động thông qua các sensor chủ động để thực hiện quy trình bắt bám và tấn công mục tiêu.
- Ngư lôi UGST/Nga: Là ngư lôi đa năng loại mới nhất đang phát triển và đưa vào sử dụng trong Hải quân Nga. UGST dài 7,2m, đường kính thân 533mm, nặng 2.200kg, tốc độ 50 hải lý/giờ, tầm bắn 32km, sử dụng hệ dẫn đường tự động và điều khiển từ xa, có thể phóng từ tàu ngầm hoặc tàu mặt nước. UGST sử dụng đầu tự dẫn sonar theo vệt bọt nước lằn tàu và có thể được điều khiển được từ xa bằng dây dẫn. Các chuyên gia quân sự đánh giá đây là một trong những loại ngư lôi hạng nặng nguy hiểm nhất thế giới bởi khả năng cơ động linh hoạt và gần như tàng hình trước mọi loại radar, sensor phát hiện ngư lôi.
Ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ
Ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ được phát triển khá nhanh và được sử dụng rộng rãi, có thể phóng từ tàu nổi, tàu ngầm, máy bay trực thăng và máy bay tác chiến chống ngầm. Hiện nay, các nước phương Tây đều coi trọng việc phát triển ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ. Điển hình là ngư lôi Mk54/Mỹ, APR-3E/Nga, AS244-S và MU90/Pháp, YU-7/Trung Quốc. 
Suc manh khung khiep cua ngu loi chong ngam cac nuoc-Hinh-3
Ngư lôi APR-3E của Nga. Ảnh: Slideshare
- Ngư lôi APR-3E/Nga: Được đánh giá là một trong những loại ngư lôi hạng nhẹ thông minh nhất thế giới hiện nay. APR-3E dài 3,65m, sải cánh 0,5m, đường kính 0,35m, độ sâu tác chiến 800m. APR-3E có thể được phóng từ máy bay chống ngầm như Tu-142, IL-38, máy bay trực thăng Ka-27. APR-3E được trang bị hệ thống tạo lực đẩy bằng phụt tia nước, trọng lượng 550kg, đầu đạn nặng 74kg, vận tốc tối đa 56 hải lý/giờ và tầm hoạt động 3km. 
Sau khi phóng xuống nước, APR-3E không cần phải khởi động động cơ, nó tiến hành tìm kiếm mục tiêu trước và động cơ chỉ khởi động khi phát hiện và nhận dạng được mục tiêu. Các chuyên gia nghiên cứu kỹ thuật quận sự Nga cho biết, sự đổi mới này là để tăng khả năng sát thương, không cho đối phương có đủ thời gian để phản ứng.
- Ngư lôi AS244-S/Pháp: Được trang bị đầu đạn nặng 32,7kg, được phát triển bởi Công ty EuroTorp của Pháp. AS244-S hoạt động theo nguyên lý phóng và quên, sử dụng hệ thống dẫn đường thủy âm phản xạ và được triển khai trên các tàu mặt nước hoặc máy bay và máy bay trực thăng, tầm hoạt động tối đa khoảng 23km, vận tốc 50 hải lý/giờ. Phiên bản mới nhất của AS244-S là AS244-S mod 3. AS244-S được sử dụng trong nhiều lực lượng hải quân ở châu Á, như Hải quân Ấn Độ, Inđônêxia, Malaixia và Xingapo. 
Suc manh khung khiep cua ngu loi chong ngam cac nuoc-Hinh-4
Ngư lôi hạng nhẹ Mk54 của Mỹ. Ảnh: Seaforces
- Ngư lôi hạng nhẹ Mk54: Là sản phẩm của Hãng Raytheon, chủ yếu được biên chế trên các tàu tuần dương thuộc lực lượng hải quân Mỹ, Ôxtrâylia và Ấn Độ. Ngư lôi Mk54 có nhiều phiên bản khác nhau, có thể sử dụng trên P-8A hoặc trực thăng chống ngầm. Phiên bản sử dụng trên P-8A có chiều dài 2,88m, đường kính đạn 324mm, trọng lượng 292kg, tốc độ 43 hải lý/h, cự ly tìm kiếm mục tiêu âm thanh là 1km, tầm hoạt động 10km, đầu đạn nặng 44kg và sử dụng hệ dẫn đường thủy âm phản xạ chủ động/thụ động nên có khả năng tấn công các mục tiêu trong vùng nước nông. 
- Ngư lôi YU-7/Trung Quốc: Là một phiên bản sao chép từ nguyên mẫu ngư lôi Mk46 của Mỹ. YU-7 được Trung Quốc trang bị hệ thống thủy âm dẫn đường phản xạ chủ động/thụ động cho khả năng tấn công đa dạng nhiều mục tiêu ở cả vùng nước nông và nước sâu. YU-7 sử dụng hệ thống động lực Oto II cho vận tốc đối đa là 65 hải lý/h, tầm hoạt động thì hạn chế chỉ khoảng 7km, đầu đạn nặng 45kg. Hiện nay, YU-7 được trang bị trên các máy bay ném bom như H-5 và Q-5.

Lam Ngọc

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận