Tàu ngầm Đức và nổi khiếp sợ của Thủ tướng Anh Churchil

Tàu ngầm Đức và nổi khiếp sợ của Thủ tướng Anh Churchil

Đến ngay cả một người gan dạ như Thủ tướng Anh Winston Churchil khi được hỏi đã phải thốt lên rằng, ông sợ hãi nhất tàu ngầm Đức.

Trong số tất cả những mối nguy hiểm mà quân Đồng minh phải đối mặt trong Thế chiến thứ Hai, Thủ tướng Anh Winston Churchil đã nói rằng ông sợ nhất là tàu ngầm Đức ở Đại Tây Dương. Mối lo ngại của ông là hoàn toàn chính đáng, bởi trong suốt cuộc chiến, những tàu ngầm Đức đã đánh chìm khoảng 14,7 triệu tấn hàng hóa của Đồng minh. Những kẻ thực hiện chiến dịch kinh khủng này chính là các tàu ngầm Type VII.
Tàu ngầm Đức và nổi khiếp sợ của Thủ tướng Anh Churchil
 Rừng tàu ngầm Đức. Ảnh: NBC.
Kẻ đi săn độc hành trên biển
Type VII không phải là loại tàu ngầm tốt nhất của Đức, tuy vậy chúng vẫn là một kẻ đi săn tài ba có số lượng đông đảo nhất - tổng cộng 709 chiếc. Cần phải lưu ý rằng, cả Anh và Mỹ cộng lại chỉ chế tạo được 370 chiếc tàu ngầm, tính tất cả các loại, trong khi đó từ năm 1939 tới năm 1945, Đức đóng được 1141 chiếc các loại.
Chiếc Type VII được đưa vào sử dụng năm 1936 và là loại tàu ngầm tầm xa chỉnh chu đầu tiên của Hải quân Đức quốc xã từ khi Đảng quốc xã lên nắm quyền năm 1933. Trong phiên bản Type VIIA ban đầu, nó có thể lặn sâu tối đa 200 mét, tầm xa di chuyển trên mặt biển khoảng 7900 km ở tốc độ 22 km/h và tầm di chuyển dưới nước là 167 km ở tốc độ 7,4 km/h. Tuy nhiên, chỉ có 10 chiếc tàu ngầm mẫu này được chế tạo bởi các nhà thiết kế Đức đã nhanh chóng cải tiến nó.
Tàu ngầm Đức và nổi khiếp sợ của Thủ tướng Anh Churchil
Tàu ngầm Type VII của Đức, cơn ác mộng của các thủy thủ Đồng minh. Ảnh: Uboat.
Lớp cải tiến mang tên Type VIIB, được triển khai từ năm 1936, có tầm di chuyển được mở rộng lên 12.000 km, tăng khả năng chứa từ 11 lên 14 quả ngư lôi cỡ 533,4 mm. Tuy nhiên, mẫu Type VIIC mới là loại tàu ngầm Đức được chế tạo nhiều nhất với số lượng 568 chiếc trong thời gian từ năm 1940 tới 1945.
Kẻ đi săn và con mồi
Các tàu ngầm Type VIIC đạt đến độ chín muồi khi nước Pháp rơi vào tay người Đức năm 1940. Khi hải quân Đức Quốc Xã nắm quyền kiểm soát các căn cứ biển của Pháp, những tàu ngầm Đức giờ đây có thể tiến sâu vào trong lòng Đại Tây Dương để săn đuổi những đoàn tàu hộ tống của quân Đồng minh trong các nhiệm vụ mang tên "Bầy Sói" kéo dài hàng tuần lễ liên tục.
Đánh chìm tàu Barham

Ngày 25/11/1941, tàu ngầm Đức số hiệu U-331, một chiếc tàu ngầm Type VIIC do thuyền trưởng Hans-Diedrich von Tiesenhause chỉ huy, đã phóng ngư lôi vào thiết giáp hạm HMS Barham của Anh tại vùng biển Bardia, thuộc Libya. Một trong số các thủy thủ tàu ngầm đã kể lại sự kiện này:

"Chỉ huy của chúng tôi đang quan sát qua kính tiềm vọng và trông thấy hạm đội Anh... thế rồi chiếc Barham quay đi và tất cả những gì chúng tôi thấy là một bức tường màu trắng xám. Chỉ huy đã ra lệnh chuẩn bị toàn bộ bốn ống phóng và sau đó bắn nguyên một dàn bốn quả ngư lôi. Chúng tôi bắn trúng chiếc Barham từ khoảng cách khoảng 700 mét với loạt ngư lôi bốn quả. Trong đó, quả thứ ba đã xuyên trúng kho đạn trên chiếc Barham, con tàu chìm ngay lập tức chỉ sau vài phút. Sau khi về bờ, chúng tôi mới đọc được thông tin về việc 846 thủy thủ Anh trên tàu đã chết đuối".
Type VIIC đã được cải tiến nhiều so với những mẫu tiền nhiệm và độ sâu tối đa mà các loại tàu ngầm Type VIIC/41 đã được tăng thêm 50 mét nữa, lên tới 250 mét, giúp chúng có thể thoát khỏi những quả bom chìm chống ngầm của Đồng minh hiệu quả hơn. Loại tàu ngầm này có thể bắt đầu lặn chỉ trong 30 giây.
Tàu ngầm Đức và nổi khiếp sợ của Thủ tướng Anh Churchil
 Thủy thủ trên boong tàu ngầm Type VIIC. Ảnh: Namu.
Một vài chiếc tàu ngầm Type VII trở nên nổi tiếng với thành tích đánh chìm tàu địch, như chiếc U-96 đã phục vụ từ tháng 9/1940 tới tháng 2/1945, trong khoảng thời gian đó, nó đã thi hành 11 chuyến tuần tra đánh đắm 27 tàu quan trọng của Đồng minh và gây hư hại nặng cho năm tàu khác. Nhiều đội thủy thủ tàu ngầm khác của Đức cũng đã đạt được tỉ lệ thành công tương tự nhưng khi công nghệ và chiến thuật chống tàu ngầm của Đồng minh được cải thiện thì số phận của hầu hết các đội lái tàu ngầm Đức là những nấm mồ dưới lòng đại dương.
Tàu ngầm Type VIIC - Thông số kỹ thuật

Chiều dài: 61,7 mét

Chiều rộng: 6,2 mét
Mớm nước: 4,8 mét khi nổi
Giãn nước: 761 tấn
Tốc độ tối đa: 31,4 km/h khi nổi, 14,07 km/h khi lặn
Tầm hoạt động 12.000 km
Thủy thủ đoàn: 44
Vũ khí: 14 ngư lôi 533 mm, 1 pháo 8,8 cm với dự trữ 220 viên đạn
Tàu ngầm Đức và nổi khiếp sợ của Thủ tướng Anh Churchil
 Các tàu ngầm Type VIIC quy tụ giữa Đại Tây Dương để bắt đầu đi săn theo kiểu "Bầy Sói". Ảnh: Pinterest.
Đến cuối cuộc chiến, gần 80% các tàu ngầm Đức hoạt động được đều đã bị đánh đắm, khiến cho tổn thất của lực lượng tàu ngầm có tỷ lệ cao nhất trong toàn quân Đức với cứ 4 người thủy thủ thì có 3 người bỏ xác giữa đại dương. Những tàu ngầm hiện đại hơn đã được sản xuất với nỗ lực lật ngược thế cờ, tuy nhiên đến cuối năm 1943 thì cuộc chiến ở Đại Tây Dương cơ bản đã ngã ngũ với phần thắng nghiên về phe Đồng Minh.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tàu ngầm Đức nhấn chìm hàng chục tấn hàng của quân Đồng minh xuống lòng Đại Tây Dương.
Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận