Tên lửa Scud: Thần chiến tranh bị lãng quên của Liên Xô

Tên lửa Scud: Thần chiến tranh bị lãng quên của Liên Xô

Tên lửa SS-1 Scud là một ví dụ điển hình cho một hệ thống vũ khí có lúc được công chúng quan tâm, rồi lại bị lãng quên khi sức mạnh quân sự mà nó đại diện biến mất.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật SS-1 hay R-11 theo cách gọi của Liên Xô cho dòng tên lửa đạn đạo Scud bắt đầu được đưa vào kho vũ khí của nước này từ cuối năm 1950.
Vũ khí chiến thuật
Trong phiên bản chính đầu tiên của SS-1B, tên lửa Scud có tầm bắm chỉ khoảng 130 km, nhưng khả năng này đã được tăng cường đáng kể ở các phiên bản sau. Bắt đầu được sử dụng năm 1965, tên lửa SS-1d có thể đạt đến tầm bắn 600 km, nhưng cái giá phải trả là độ sai lệch của nó quá lớn (sai số lệch mục tiêu lên tới 900 mét). Dẫu rằng đây đã là một sự cải thiện đáng kể so với phiên bản SS-1B - khi mà phiên bản này có sai số lên tới 4 km.
Tên lửa Scud: Thần chiến tranh bị lãng quên của Liên Xô
 Tên lửa Scud của Liên Xô. Ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo Scud lại có thể bù đắp lại sự thiếu chính xác của mình bằng cách sử dụng đầu đạn hạt nhân, mặc dù trong thực tế nó chỉ sử dụng đầu đạn nổ mạnh với khoảng 1000 kg thuốc nổ.
Một ưu điểm chính của SS-1 là nó có thể vận hành hoàn toàn từ một xe chở-dựng-phóng cơ động. Các tướng lĩnh Liên Xô khi đó hy vọng Scud sẽ có thể tránh khỏi sự chú ý của máy bay địch hoặc lực lượng tên lửa đối phương trong lúc phóng tên lửa từ những vị trí kín đáo và nhanh chóng rời đi trước khi bị phát hiện.
Ban đầu, các quả tên lửa Scud được đặt bên trên những gầm xe tăng hạng nặng hoán cải JS-III, nhưng sau đó được đổi sang chở bằng xe tăỉ MAZ-543 (8x8) có bánh xe được thiết kế để có tính cơ động xuyên địa hình tốt hơn.
Bắn tầm xa
Cũng như nhiều vũ khí thời hậu chiến của Liên Xô, Scud được phân phối rộng rãi, đến cả các quốc gia trong Hiệp ước Warsaw lẫn các khách hàng Trung Đông. Chúng được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên vào năm 1973, trong Chiến tranh Yom Kippur giữa phe Ả Rập và Israel, khi Ai Cập bắn không hiệu quả số lượng tên lửa FROG-7 và SS-1C không rõ là bao nhiêu quả vào các thành phố của Israel.
Tên lửa Scud: Thần chiến tranh bị lãng quên của Liên Xô
 Tên lửa Scud trên xe phóng MAZ-543 (8x8). Ảnh: Military.
Tuy nhiên, trong Chiến tranh Iran-Iraq vào những năm 1980, đã có gần 700 quả Scud được hai bên bắn qua lại lẫn nhau do cả hai phía đều có loại tên lửa này. Khi đó, tên lửa của Israel là hàng chiến lợi phẩm nước này thu được từ cuộc chiến với Ả Rập, trong khi đó tên lửa Scud của Iraq lại sử dụng loại tên lửa al-Hussein, về cơ bản là những quả tên lửa gốc của Scud được cải biên để bắn xa hơn bằng cách giảm đầu đạn và tăng thể tích khoang chứa nhiên liệu. Các lực lượng quân đội của Liên Xô cũng đã bắn gần 2000 tên lửa Scud trong chiến tranh ở Afghanistan, nhắm vào các vụ trí của phiến quân Mujahideen.
Những cuộc đối đầu giữa tên lửa Scud và Patriot

Trong suốt Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ đã triển khai các tên lửa phòng không MIM-104 Patriot để bảo vệ Israel và Ả Rập Xê-út khỏi các cuộc tấn công của tên lửa Scud. Theo lý thuyết, việc nâng cấp hệ thống được thực hiện vào cuối những năm 1980 đã giúp cho các tên lửa Patriot có khả năng đánh chặn và phá hủy các tên lửa đạn đạo khi chúng lao tới.

Không bao lâu sau, các tên lửa Patriot đã tham chiến, đánh chặn Scud trên bầu trời của Tel Aviv và Riyadh, với kết quả rất ấn tượng: Quân đội Mỹ tuyên bố tỷ lệ đánh chặn lên tới 80% ở Ả Rập Xê-út và 50% ở Israel. Tuy nhiên sau này điều chỉnh lại là 70% và 40%.
Thế nhưng các phân tích sau cuộc chiến đã hé lộ tỉ lệ đánh chặn thảm bại, chỉ 10%. Một trong số những nguyên nhân là những quả tên lửa Scud-B đã được phía Iraq điều chỉnh lại để bay cao hơn, nhưng kết quả là chúng thường xuyên tự phát nổ khi tới gần mục tiêu, điều này khiến Patriot mất đi khả năng khóa mục tiêu trong khi phần đầu đạn của Scud vẫn rơi tự do xuống đất và tự phát nổ một cách không kiểm soát sau khi phần thân đã nổ tung trên không.
Tên lửa Scud: Thần chiến tranh bị lãng quên của Liên Xô
Quân đội Iraq sử dụng tên lửa Scud trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Ảnh: Gify.
Thế nhưng, chính Chiến tranh vùng Vịnh nằm 1991 mới khiến cho tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud trở thành một vũ khí nổi tiếng. Với nỗ lực mở rộng cuộc xung đột, Saddam Hussein đã ra lệnh bắn tên lửa Scud vào Israel và Ả Rập Xê-út. Tổng cộng khoảng 90 quả tên lửa Scud đã được phóng ra, gây thiệt hại nặng nề cho hai quốc gia kể trên.
Không thể đứng nhìn tên lửa của Iraq làm mưa làm gió, một cuộc săn lùng và tiêu diệt tên lửa Scud của Liên quân đã được diễn ra với sự tham gia của các máy bay tấn công và các đơn vị đặc nhiệm. Nhiều tên lửa Scud bị quân Liên quân phá hủy, nhưng sự cơ động từ các xe phòng TEL và chiến thuật bắn đêm cùng các xe mục tiêu giả đã khiến việc truy lùng, tiêu diệt Scud trở nên khó khăn hơn. Một thống kê đáng chú ý là các máy bay tấn công của Liên minh đã phát hiện ra 42 xe phóng tên lửa Scud nhưng họ chỉ ném bom được trúng 8 xe.
Tên lửa Scud: Thần chiến tranh bị lãng quên của Liên Xô
 Tới tận ngày nay, tất cả các phiên bản tên lửa Scud vẫn đang tiếp tục được sử dụng bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Wiki.
Trong những năm 1980, một thế hệ Scud cải tiến là SS-1E đã được Liên Xô sản xuất. Nhờ sử dụng radar dẫn đường chủ động giai đoạn cuối, sai số cuối cùng đã bị giảm đi còn khoảng 50 mét. nó có thể sử dụng chất nổ nhiệt áp, bom bi giết người và các loại đạn tạo hố đường băng, cũng như các đầu đạn chứa chất nổ mạnh và đầu đạn hạt nhân.
Công nghệ của Liên Xô cũ đã được nhiều quốc gia khác hăng hái sao chép, nghĩa là loại tên lửa giống như Scud rõ ràng có khả năng xuất hiện trong các cuộc xung đột tương lai hoặc ít nhất công nghệ của nó đang nằm trong các loại tên lửa khác hiện đại hơn vẫn đang được áp dụng.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa Scud được sử dụng bởi quân đội Syria.
Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận